Bài tham khảo số 6

Thơ hai cư là thể loại thơ truyền thống Nhật Bản. Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới chỉ có mười bảy âm tiết. Trong tiếng Nhật, mười bảy âm tiết đó được viết thành một hàng, khi phiên âm La tinh, nó mới được ngắt thành ba đoạn theo thứ tự 5/7/5. Cá biệt có những bài có mười chín âm tiết. Thơ Hai cư thường phản ánh vẻ đẹp của thiên nhiên và tâm trạng con người trước thiên nhiên. Thường dùng từ có tác dụng tượng trưng và gợi cảm giác về các mùa trong năm. Nhờ sự cách tân của Ba sô mà thơ hai cư xưa kia nặng tính trào lộng, hài hước giờ đây đậm chất lãng mạn, trữ tình. Cũng từ đó Ba sô trở thành bậc thầy của thơ hai cư. Sau này nhiều môn đồ của ông tiếp nối, trong đó có: yô-sa Bu sôn, cô-ba-ya-si Ít su.


Tác giả Ma-su-ô Ba-sô xuất thân trong gia đình võ sư đạo samurai thành phố U-ê-nô. Là một người thích ngoạn cảnh, thăm bạn bè, thích thơ văn, hội họa từ nhỏ. Có công lớn trong việc cách tân nội dung, hình thức thơ hai cư. Thơ của ông đơn sơ, tao nhã, cô liêu, trầm lặng và u buồn. Xứng đáng là bậc thầy về hai cư lỗi lạc, nổi tiếng của Nhật Bản. Các bài thơ hai cư của Ba-sô vốn không có nhan đề, người đọc gọi tên bài thơ bằng những hình ảnh ấn tượng trong bài, như bài thơ này quen gọi là con quạ:

"Trên cành khô

Chim quạ đậu

Chiều thu".


Bài thơ được sáng tác vào năm 1679 khi Ba-sô ba mươi năm tuổi. Tác giả sử dụng quý ngữ chỉ chiều thu kết hợp với hình ảnh cành khô gợi sự trơ trụi, không lá vàng và cũng không có chồi non. Hình ảnh "con quạ" gợi sự tang thương và u ám. Cảnh chiều thu thật đơn sơ và sâu lắng, cô tịch đến tàn úa. Hình ảnh "con quạ" gợi ra hình ảnh con quạ nhỏ bé, ngoài ý nghĩa tả thực đã trở thành hình ảnh giàu tính tượng trương. Biểu tượng của sự cô đơn, cô độc giữa đất trời rộng lớn. Bài thơ chỉ qua vài nét phác họa đơn sơ, hình ảnh động. Bài thơ tạo nên sức ám ảnh lạ kì cho độc giả, tác động mạnh mẽ đến người đọc. Tác giả đã sử dụng bút pháp chấm phá gợi hơn là tả, vẽ ra một bức tranh thủy mạc đơn sơ mà sâu thẳm.


Không còn là bức tranh thủy mạc đơn sơ nữa, tất cả những âm thanh của tiếng chuông như kéo người đọc đến một không gian khác:

"Hoa đào

Như áng mây sa

Chuông đề U-ê-nô vang vọng

hay đền A-sa-cư-sa".


Sử dụng quý ngữ hoa anh đào chỉ mùa xuân của Nhật Bản, vẻ đẹp của thiên nhiên cũng như tâm hồn người Nhật. Hàng năm, hoa anh đào nở, người Nhật thường cầu xuân. Hoa anh đào gợi cảm nhận như một đám mây đang trôi, nó không được nhận ra từng bông mà chỉ có cảm nhận tầng tầng lớp lớp những bông hoa hòa lẫn vào nhau, tôn tạo cho nhau tạo nên một vừng hồng. Trong không gian ấy, văng vẳng một thứ âm thanh quen thuộc cũng là sự gợi nhớ đến địa danh U-ê-nô và A-sa-cư-sa.


Nếu không có tiếng chuông thì phong cảnh ấy trơ nên thật khô cứng, chưa phải là một không gian sống động. Thi nhân cũng không xác định được rõ tiếng chuông đến từ nơi nào gợi ra một cảm xúc mơ hồ, tâm trạng cô đơn và trống vắng thể hiện nỗi niềm thầm kín. Cảnh tượng đó cảm giác được thưởng ngoạn cái đẹp, hòa tan với tâm trạng cô đơn.

"Cây chuối trong gió thu

Tiếng mưa rơi tí tách vào chậu

Ta nghe tiếng đêm"


Cây chuối là một loại chuối của Nhật Bản, tượng trưng cho sự trong sáng và tính nhạy cảm. Âm thanh: tiếng gió, tiếng mưa gợi không gian yên tĩnh và thanh vắng. Tiếng đêm không chỉ là âm thanh của tự nhiên mà còn là tiếng lòng của thi nhân trong đêm. Tác giả cảm nhận bằng thính giác, tâm hồn nhạy cảm giàu liên tưởng và tưởng tượng.


Tác giả Yô-sa-bu-sôn sống trong một gia đình giàu có nhưng có tính tự lập. Là gương mặt lớn của thơ hai cư, nối tiếp và phát huy tinh hoa của thơ Ba-sô có phong cách riêng, danh họa là người yêu mùa xuân, viết nhiều về mùa xuân và được mệnh danh là "thi sĩ của mùa xuân":

"Gần xa đâu đây

Nghe tiếng thác chảy

Lá non tràn đầy".


"Thác" là biểu tượng cho sức mạnh của mùa xuân, là biểu hiện của sự sống, bởi thác luôn có sự vận động liên tục, biểu hiện cho một thế giới mà các yếu tố thay đổi không ngừng. Tiếng thác chảy có quan hệ với lá non, như đang gọi mùa xuân, thúc giục mùa xuân đâm chồi nảy nở. Tiếng thác chảy thể hiện sức sống. Luôn đặt niềm tin của con người có quan hệ với cây cỏ, thích thiên nhiên, chan hòa với thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên tươi tắn, sinh động, giàu sức sống. Cảm thức thẩm mĩ của ông thiên về Karumi (trong trẻo, nhẹ nhàng) và mềm mại trữ tình.

"Dưới mưa xuân lất phất

Áo tơi và ô

Cùng đi".


Tác giả sử dụng quý ngữ mưa xuân, thơ Bu-sôn hay viết về mùa xuân, một thứ mưa xuân nhẹ nhàng và tươi tốt. Đây là khoảng thời gian sự vật bung tỏa ra một nguồn sinh khí mới, một phông nền mờ ảo, xa xăm gợi sự thích thú nơi độc giả. Hình ảnh "áo tơi" và "ô" tượng trưng cho sự hiện diện của con người (tả cảnh mùa xuân rất đỗi trữ tình). Con người hòa trong mưa xuân, mùa xuân của tình yêu và tuổi trẻ.


Hai hình ảnh không thật xúc động nhưng gợi mùa xuân vừa thực lại vừa ảo, mùa xuân với cuộc sống của con người. Cảm giác như nhà thơ cũng hòa vào cái vui chung đó, tạo nên mùa xuân thật tươi thắm, sống động và gần gũi với con người. Bài thơ rất ngắn nhưng lại chứa đựng bao nhiêu ý vị riêng: vừa là vẻ đẹp của tự nhiên, hình ảnh con người rộn ràng và cũng là cái nhìn tinh tế của thi nhân.


"Hoa xuân nở tràn

Bên lầu du nữ

mua sắm đai lưng"


Ở Nhật Bản, mùa xuân về thì hoa anh đào nở. Tác giả miêu tả cảnh thiên nhiên, cảnh ở câu hai và câu ba là cô gái đi sắm đai lưng để trang điểm cho mình (vì trong áo kimono, chiếc đai lưng là cái quan trọng, tùy theo từng mùa, đai lưng có hình tượng trưng cho mùa). Hình ảnh cô gái đang xuân đi mua sắm tô thêm vẻ đẹp của mùa xuân. Con người và thiên nhiên như tô điểm cho mùa xuân thêm giàu đẹp và tràn đầy sức sống.


Dù là nhà thơ nào nhưng cũng có những đóng góp cho thơ hai cư truyền thống của Nhật Bản, mỗi bài hai cư của Ba sô cũng thấm nhuần cảm xúc sa-bi tức là nỗi cô đơn huyền diệu của thiên nhiên, niềm cô đơn vô ngã và tịch mịch, vắng vẻ của muôn đời. Đó cũng là niềm cô đơn trước vũ trụ. Yêu đời, yêu cái đẹp, Ba sô sẽ còn mãi làm thơ về cuộc đời này ngay cả khi mộng hồn đã rời sang thế giới bên kia. Thật đậm chất thơ, chất thi vị và lãng mạn. Tình yêu cuộc sống là tình yêu quê hương đất nước, tình yêu con người và đó là giá trị nhân sinh trong thơ của Ba-sô.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |