Bài tham khảo số 6
1. CHUẨN BỊ - SOẠN BÀI DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ.
- Xem lại các mục Chuẩn bị ở bài Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn độc lập” để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này
- Đồ họa thông tin ( infographic) thường dùng trong văn bản thông tin, là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin (dữ liệu, kiến thức,…) một cách ngắn gọn và rõ ràng.
- Sưu tầm các văn bản thuyết minh về một sự kiện lịch sử theo trật tự thời gian và cho biết, ngoài cách trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và "Tuyên ngôn Độc lập” và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày hoặc sắp xếp thông tin nào khác?
Gợi ý trả lời câu hỏi trang 94 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
- Sưu tầm: Dinh Độc Lập – dấu ấn lịch sử tháng Tư
- Ngoài cách trình bày thông tin như văn bản Hồ Chí Minh và ” Tuyên ngôn Độc lập” và tờ lịch ngày 2/9, còn có những cách trình bày theo mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.
2. ĐỌC HIỂU - SOẠN BÀI DIỄN BIẾN CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
*Câu hỏi giữa bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 1 trang 95 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết sẽ được triển khai theo trình tự nào?
Gợi ý: Từ diễn biến trong nhan đề cho thấy thông tin trong bài viết được triển khai theo trình tự thời gian, tuần tự từ khi bắt đầu đến khi kết thúc
Câu 2 trang 95 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Chú ý các từ ngữ chỉ thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch
Gợi ý:
- Từ ngữ chỉ thời gian: Đợt 1 (13 đến 7/3); đợt 2 (30/3 đến 30/4); đợt 3 (1 đến 7/5)
- Từ ngữ chỉ địa điểm: Him Lam, Độc Lập, phía Bắc, Đông Bắc, Điện Biên Phủ
- Tương quan lực lượng: 2 cứ điểm được tổ chức phòng ngự tốt nhất của địch; tập đoàn cứ điểm.
*Câu hỏi cuối bài Diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 1 trang 96 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Thông tin chính mà văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ cung cấp cho người đọc là gì? Dựa vào đâu mà người đọc dễ dàng nhận ra thông tin chính ấy?
Gợi ý:
Dựa vào dòng chữ: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ được in lớn, có màu ở ngay đầu tiên
Câu 2 trang 96 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?
Gợi ý: Nội dung sa pô chính là nhan đề của văn bản
Câu 3 trang 96 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Văn bản trên cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu…)?
Gợi ý:
- Chiến dịch Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954
- 3 đợt tiến công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ
+ Đợt 1 (13-17/3): tiêu diệt 2 cứ điểm Him Lam và Độc Lập. Mở cánh cửa phía Bắc và Đông Bắc cho quân ta tiến xuống khu trung tâm
+ Đợt 2 (30/3-30/4): ta kiểm soát được khu trung tâm Điện Biên phủ. Quân địch bị động, mất tinh thần cao độ.
+ Đợt 3 (1-7/5): Tấn công toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng
⇒ Cách trình bày các thông tin theo trình tự thời gian. Cách trình bày với màu sắc dễ dàng phân biệt, kí hiệu đồng nhất, hình ảnh phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công, cỡ chữ in đậm vào những câu có nội dung quan trọng thu hút người đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt được nội dung, không thấy khô khan nhàm chán.
Câu 4 trang 96 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Vì sao thông tin cụ thể về Đợt 3 lại được in đậm?
Gợi ý: Vì đây là đợt tiến quân cuối cùng, là kết quả của chiến dịch Điện Biên Phủ
Câu 5 trang 96 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 Cánh Diều
Câu hỏi: Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?
Gợi ý: Khác ở chỗ là văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ viết theo trình tự triển khai theo trình từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc trong khi văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” viết theo trình tự thời gian