Bài tham khảo số 5

Cuộc kháng chiến chống Pháp đi qua khắc sâu vào tiềm thức bao thế hệ dân tộc Việt Nam ta tinh thần yêu nước, sự chiến đấu và hy sinh cao cả, ý chí kiên cường, bất khuất vượt lên muôn vàn khó khăn, khắc nghiệt và thiếu thốn. Cuộc kháng chiến làm nảy sinh biết bao hình ảnh đẹp mà đẹp nhất là hình ảnh người lính. Trong đó, Đoàn quân Tây Tiến quy tụ một lực lượng đông đảo đủ mọi tầng lớp thanh niên từ khắp phố phường Hà Nội. Tất cả những con người ấy ra đi với lí tưởng chung của dân tộc là chiến đấu bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc. Cũng như những thanh niên Hà Nội lúc bấy giờ, Quang Dũng, chàng sinh viên hào hoa, thanh lịch, lãng mạn rời trang sách nhà trường lên đường cầm vũ khí chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Để rồi khi chuyển đơn vị, nhà thơ bồi hồi nhớ lại quãng thời gian khó khăn nhưng đầy ngoan cường, bất khuất ấy và viết lên bài thơ “Tây Tiến”. Và đặc biệt ở khổ là cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ. Đó là nỗi nhớ cùng lời ước hẹn gắn bó sâu nặng với Tây Tiến và miền Tây Bắc:


“Tây Tiến người đi không hẹn ước

Đường lên thăm thẳm một chia phôi

Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi.”


Ở hai câu thơ đầu đoạn thơ, cụm từ “người đi không hẹn ước” khẳng định lại một lần nữa cái ý chí bất khuất ra đi là không trở lại. Đã ra đi là không ước hẹn ngày về, đã ra đi là quyết tâm tới đích. Người lính gác lại tất cả chuyện riêng tư, một lòng chiến đấu cho nhiệm vụ cứu nước, cứu dân tộc. Cái tinh thần “một đi không trở lại” thấm nhuần trong tư tưởng và tình cảm của cả đoàn quân Tây Tiến. Đó cũng là ý chí quyết tâm của cả một thế hệ, của một thời đại. “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”gợi lên cả một chặng đường gian lao của đoàn quân Tây Tiến. Hoàn cảnh chiến đấu khắc nghiệt, thiếu thốn, gian khổ nên hành trình chiến đấu là nối tiếp hy sinh, càng khó hi vọng trở về. Giai đoạn đầu kháng chiến chống Pháp, tình thế cam go, căng thẳng thêm điều kiện sinh hoạt khó khăn, những bộ đội cụ Hồ ra trận chiến đấu với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Cách dùng từ “không hẹn ước”, “một chia phôi” hồn hậu cùng giọng thơ êm ái, nhẹ nhàng giúp cho câu thơ về đức hi sinh không gieo vào lòng người đọc sự bi quan mà là niềm lạc quan, hi vọng, mang đậm chất lãng mạn.


Tây Tiến mùa xuân ấy đã trở thành điểm hẹn cho mọi trái tim nhung nhớ luôn muốn trở về. Mùa xuân ấy, khi “Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông” (Hồ Chí Minh), đoàn binh Tây Tiến xuất quân hay cũng có thể là mùa xuân sáng lạn của đất nước khi hòa bình. Trở về vùng núi rừng Tây Bắc, về nơi có bạn bè, đồng đội thân yêu, những ai đó “Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”. Những gian khổ, hi sinh của cuộc kháng chiến là những kỉ niệm không thể quên. Sẽ không bao giờ còn có lại thời kì gian khổ đến mức ấy và cũng hào hùng đến mức ấy. Nhưng quê hương vẫn đời đời ôm ấp bóng hình anh – người chiến sĩ trong binh đoàn Tây Tiến. Âm hưởng bốn câu thơ cuối làm cho hơi thơ cứ vọng dài thăm thẳm không dứt, hòa với bước đường của người chiến sĩ tình nguyện lên đường vì đất nước. Chất giọng thoáng buồn pha lẫn chút bâng khuâng, song chủ đạo vẫn là giọng hào hùng đầy khí phách.


Đoạn thơ khép lại nhưng những âm hưởng xúc động ấy vẫn vang vọng trong tâm hồn ta. Qua đoạn thơ, ta cảm nhận được nỗi nhớ tha thiết, sự gắn bó sâu sắc của nhà thơ Quang Dũng về những ngày tháng chiến đấu cùng đoàn quân Tây Tiến nơi núi rừng hùng vĩ, thơ mộng miền Tây- một thời mãi mãi để nhớ và tự hào.

Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |