Bài tham khảo số 5
1.1. Định hướng
a. Tùy theo nội dung của từng vụ việc mà có nhiều loại biên bản khác nhau: Biên bản ghi chép về một vụ việc hay một cuộc họp.
Bạn đang xem: Viết biên bản – Ngữ văn 6 Cánh diều
b. Để viết được một biên bản, cần thực hiện theo quy trình dưới đây:
- Xác định nội dung của biên bản, thể hiện nội dung đó ở tên của biên bản.
- Thu thập thông tin liên quan đến sự việc để viết nội dung của biên bản.
- Tiến hành viết biên bản theo mẫu.
- Đọc, rà soát và chỉnh sửa biên bản.
1.2. Thực hành
Thực hành: Để hưởng ứng Ngày trái đất 22-4, lớp em đã tổ chức thảo luận về chủ đề “Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và chất thải nhựa” trong giờ sinh hoạt lớp”. Em hãy ghi lại biên bản của buổi thảo luận đó. Có thể viết tay hoặc tạo lập văn bản trên máy tính:
a. Chuẩn bị:
- Xác định mục đích ghi biên bản: ghi chép về nội dung buổi thảo luận.
- Chuẩn bị phương tiện ghi biên bản. (viết tay hoặc tạo lập văn bản trên máy tính.
- Xem trước mẫu biên bản để nắm được bố cục của một biên bản.
- Ngồi ở vị trí dễ quan sát và lắng nghe mọi người để thu thập thông tin phục vụ cho việc ghi biên bản.
b. Viết:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨ VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BIÊN BẢN
Sinh hoạt lớp thảo luận về chủ đề: Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và chất thải nhựa
Thời gian bắt đầu: 8 giờ 30 phút, thứ hai, ngày … tháng … năm 202..
Địa điểm: Phòng học lớp 6A trường THCS Nguyễn Tất Thành
Thành phần tham gia: Giáo viên chủ nhiệm, 35 đội viên chi đội 6A
Chủ trì: Nguyễn Văn A – Lớp trưởng
Thư kí: Phạm Minh B – Lớp phó học tập
Nội dung sinh hoạt
(1) Lớp trưởng Nguyễn Văn A đứng lên tổ chức thảo luận, nêu đề tài và mục đích, yêu cầu các tổ đưa ra ý kiến về chủ đề “Hạn chế sử dụng bao bì ni lông và chất thải nhựa”.
(2) Thảo luận theo tổ, các thành viên đưa ra ý kiến, và tổng hợp. Đại diện các tổ lần lượt trình bày ý kiến.
(3) Lớp trưởng Nguyễn Văn A tổng kết và thư kí Phạm Minh B ghi lại trên bảng các ý kiến của cả lớp:
- Hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa, túi nilon mà thay bằng sản phẩm hữu cơ, sử dụng nhiều lần.
- Sử dụng quy trình xử lí rác thải “giảm thiểu – tái sử dụng – tái chế”
- Tổ chức thu hồi túi ni lông để tái chế.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng.
- Bổ sung thùng chứa rác tại các vị trí sản xuất, phân loại rác có thể tái chế với rác thải hữu cơ, dễ phân hủy tại nguồn phát thải.
- Tổ chức buổi ra quân thu gom, phân loại rác thải
Buổi sinh hoạt kết thúc lúc 9 giờ 30 phút ngày … tháng … năm 202…
c. Kiểm tra, chỉnh sửa:
- Bổ sung các góp ý của của tập thể (nếu có)
- Đọc lại biên bản
- Xem xét, phát hiện và sửa các lỗi về nội dung và hình thức của biên bản.
Bài tập: Theo em, biên bản có vai trò gì?
a. Hướng dẫn giải: Các em có thể tham khảo sách, báo, internet,… để giải bài tập này.
b. Lời giải chi tiết:
- Biên bản ghi chép những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Đây được xem như một loại tài liệu lịch sử, không có hiệu lực pháp lý nhưng lại là căn cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra.
- Từ những nội dung trong biên bản, có thể là yêu cầu chỉ đạo của lãnh đạo hoặc những ý kiến đóng góp, xây dựng của các cá nhân, đơn vị có liên quan,… để có thể điều chỉnh, sắp xếp và giải quyết công việc hiệu quả hơn.
- Biên bản như lời nhắc nhở của các cá nhân, đơn vị đã ký xác nhận trong biên bản và chuyển các cam kết của họ vào danh sách công việc phải thực hiện.
- Bên cạnh đó biên bản sẽ giúp cho những người có liên quan trước khi bắt đầu cuộc họp tiếp theo có cùng nội dung có thể theo dõi và kiểm tra tính chính xác của công việc cần thực hiện.
Lời kết
Học xong bài này, các em cần nắm:
- Phân tích được một biên bản cụ thể.
- Biết cách viết một biên bản khi cần.