Bài tham khảo số 5

Như Xuân Diệu đã nhận định rằng, "Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Nhắc đến tên của Tố Hữu, người yêu thơ sẽ nhớ ngay đến một nhà thơ tiêu biểu với những chủ đề thơ trữ tình Cách Mạng trong nền văn học Việt nam. Thơ của ông là lẽ sống, là tình cảm của con người với đời lính, với sự nghiệp giải phóng đất nước. Nổi bật nhất là khúc tình ca "Việt Bắc” được sáng tác vào tháng 10/1954.


Sau khi cơ quan trung ương của Đảng và Nhà nước rời khỏi căn cứ địa Việt bắc quay trở về Hà Nội, từ những tâm tư tình cảm của tác giả, ông đã chắp bút tạo nên một tác phẩm tuyệt vời. Mở đầu khổ ba bài thơ, thi sĩ đã bộc bạch ngay những ngày tháng kỉ niệm giữa "ta” và "mình”


"Mình đi có nhớ những ngày

Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù

Mình về, có nhớ chiến khu

Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai”


Trải qua cùng nhau với biết bao khó khăn gian khổ, càng giúp cho tình cảm đôi ta trở nên khăng khít gắn bó hơn. Chính vì thế, tâm trạng quan tâm lo lắng của người ở lại khi bày tỏ lo sợ người ra đi sẽ nhanh chóng quên đi những kỉ niệm ấy. Trở về với chốn phồn hoa đô thị, "mình”- người lính cán bộ liệu còn nhớ tới "mưa nguồn suối lũ” hay "mây cùng mù”. ở chốn đô thành ấy, đâu còn hình bóng của quang cảnh thiên nhiên hùng vĩ mây mù giăng lối, đâu còn chiến khu xưa cũ nơi chúng ta đã cùng kề vai sát cánh chiến đấu. "Miếng cơm chấm muối” – dẫu cuộc sống có khó khăn, vất vả gian truân nhưng chúng ta vẫn cùng chia sẻ, để chiến đấu đánh tan "mối thù nặng vai”- những kẻ địch gian ác đang ngày đêm xả bom chiếm nước của dân tộc ta.


Nối tiếp dòng chảy cảm xúc, Tố Hữu bộc bạch những tâm tư ấy qua những áng thơ sau:


“Mình về, rừng núi nhớ ai

Trám bùi để rụng, măng mai để già”


Nhà thơ tiếp tục sử dụng biện pháp hoán dụ "rừng núi nhớ ai” – trong khi đấy chính là hình ảnh của người ở lại nơi đây. Nỗi nhớ luôn da diết trong lòng của nhân dân Việt Bắc với những người lính cụ hồ. Thiên nhiên cũng nhuốm màu của nhớ thương, để lan tỏa thấm đẫm vào cả "trám rụng- măng già”. Mình về sao khiến cả vật cả người trở nên trống trải, chắc còn thiết tha làm gì nữa. Những món ăn thường nhật của bộ đội ta qua mười năm kháng chiến là trám bùi, măng mai giờ đây cũng chẳng còn dịp để xuất hiện bên mâm cơm của người được nữa.


Ôi, biết bao câu hỏi trong lòng cứ thế tuôn trào dồn dập:


“Mình đi, có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

Mình về, còn nhớ núi non

Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh

Mình đi, mình có nhớ mình

Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?"


Cụm từ "nhớ những nhà” là hình ảnh ẩn dụ gợi cho người đọc cảm nhận được tâm trạng băn khoăn: liệu rằng cán bộ có nhớ những khóm nhà mà người đã ở, đã nghỉ ngơi hay chăng chứ nhân dân nơi đây thì nhớ cán bộ nhiều lắm. Nhớ tới nỗi "hắt hiu lau xám”, từ láy "hắt hiu” kết hợp cùng cây cối chốn rừng núi càng làm bật lên khung cảnh hoang sơ, đơn độc giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ. Thế nhưng, đối lập với cảnh đìu hiu ấy, vẫn có tấm lòng sắt son của con người luôn tràn đầy ấm áp tình thương. Núi non nơi này vẫn đợi người quay lại, từ thời kì kháng chiến "kháng nhật” tới "thuở còn Việt minh” thì mình với ta vẫn luôn cạnh nhau. Những địa danh lịch sử hào hùng như "tân trào hồng thái” năm nào luôn hiện hữu trong tâm trí của chúng ta. Đi đâu cũng nhớ về cội nguồn dân tộc, nhớ về nơi đã nuôi dưỡng, sẻ chia biết bao niềm vui nỗi buồn là điều mà người dân Việt Bắc hi vọng các anh cán bộ luôn khắc ghi.


Đặc biệt, kết thúc đoạn thứ ba, Tố Hữu nhắc tới ba từ mình nghe thật tha thiết và chân thành. Từ "mình" đầu tiên và thứ hai để chỉ người lính cán bộ, còn từ còn lại để nhắc chung tới toàn thể nhân dân. Ta phải biết rằng, dân và ta đều hòa chung làm một khi tình cảm của chúng ta đều hướng về nhau. Những chiến thắng vang dội mà ta đã cùng nhau đạt được phải luôn được lưu truyền, đó cũng là một lời mà nhân dân muốn nhắc các anh không được ngủ quên trên chiến thắng, không được phản bội lại những tâm tình, lời hứa mà các anh đã để lại nơi đây. Việt Bắc chính là cái nôi nuôi dưỡng cách mạng, là nguồn động viên lớn lao cho các anh trong thời kỳ làm cách mạng. Bởi vậy, những lời người ở lại muốn nhắc nhở tới người về xuôi lại càng thắm thiết sâu sắc.


12 câu thơ trong khổ ba đã kết thúc trong những lời nhắc nhở, kỷ niệm chân thành. Tố Hữu đã khéo léo lồng ghép những tâm tư tình cảm của đôi bên vào nhịp thơ 2/2/2-4/4 đều đặn, khiến cho nhịp thơ đồng điệu cùng những lời thổn thức tâm sự của nhân dân Việt bắc. Ông cũng muốn nhắc nhở cả bản thân ông và thế hệ mai sau phải luôn nhớ đến cội nguồn dân tộc, dù đói dù no thì cũng phải luôn kề vai sát cánh xây dựng vì mục tiêu đất nước hòa bình, hạnh phúc.

Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |