Top 5 Bài văn phân tích vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

Bài tham khảo số 5

Phạm Ngũ Lão được biết đến là võ tướng có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Bên cạnh đó ông còn rất ham đọc sách, làm thơ và được xem là người văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông hiện chỉ còn hai bài thơ là "Tỏ lòng" (Thuật hoài) và "Viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương". Đặc biệt, "Tỏ lòng" đã thể hiện vẻ đẹp của hình tượng người anh hùng hiên ngang với lí tưởng và nhân cách lớn lao, đồng thời phản ánh hào khí của thời đại Đông A với sức mạnh và khí thế hào hùng.


Bài thơ "Tỏ lòng" (Thuật hoài) được làm bằng chữ Hán, sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. Hai câu thơ đầu của bài thơ đã ca ngợi vẻ đẹp hào hùng của con người, quân đội thời Trần qua việc khắc họa hình tượng người anh hùng hiên ngang lẫm liệt:


Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

(Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)


Với giọng điệu khỏe khoắn, bức phác họa người tráng sĩ hiện lên với tư thế hiên ngang, kiên cường trong bối cảnh không gian bao la rộng lớn. Đó là tư thế "hoành sóc" - cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ biên cương, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ lãnh thổ. Người tráng sĩ ấy được đặt trong bối cảnh "giang sơn" rộng lớn, thời gian "kháp kỉ thu" muôn đời. Không gian rộng lớn mang tầm vũ trụ ấy cùng thời gian trải dài như bất tử hóa, thiêng liêng hóa tư thế hào hùng lẫm liệt của người anh hùng. Bản dịch thơ dù đã tạo âm hưởng uyển chuyển song chữ "múa giáo" không khắc họa đầy đủ tư thế vững chãi, hiên ngang của tướng sĩ. Câu thơ đầu tiên đã tái hiện vẻ đẹp người tráng sĩ trong tư thế sẵn sàng, oai phong trong không gian bao la, sẵn sàng lập nên những chiến công oanh liệt cho Tổ quốc. Không chỉ dừng lại ở vẻ đẹp của người chủ tướng, hình ảnh quân đội nhà Trần cũng được diễn tả khéo léo trong câu thơ thứ hai - "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu".Ba quân được ví như "tì hổ" (hổ báo) và "khí thôn Ngưu" (khí thế át cả sao Ngưu). Bản dịch thơ dịch "khí thôn ngưu" là "nuốt trôi trâu" không hề sai, ca ngợi sức mạnh vô địch, khỏe khoắn của ba quân, tuy nhiên cách dịch "ba quân khí thế hào hùng át cả sao Ngưu trên trời" lại phóng đại, làm tăng hào khí của quân đội nhà Trần, giọng thơ như thế cất lên vừa hào sảng nhưng cũng rất giàu yếu tố thẩm mỹ. Câu thơ có sự kết hợp giữa những hình ảnh khách quan và những cảm nhận chủ quan của Phạm Ngũ Lão, góp phần miêu tả vẻ đẹp và hào khí dũng mãnh của quân đội nhà Trần. Kết hợp cả hai câu thơ đầu, người đọc cảm nhận được vẻ đẹp hùng dũng của người tráng sĩ cũng tầm vóc mạnh mẽ của quân đội thời đại Đông A, qua đó gián tiếp thấy được niềm tự hào của tác giả.


Là một thành viên ưu tú của quân đội hào hùng ấy, Phạm Ngũ Lão ý thức rất rõ về trách nhiệm của bản thân, bởi vậy ông đã bày tỏ nỗi lòng mình:


"Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu).


Xưa nay viết về chí làm trai, người đọc đã bắt gặp những vần thơ rất đỗi quen thuộc của Nguyễn Công Trứ: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông. Cũng đồng điệu tâm hồn với bao kẻ sĩ đương thời, Phạm Ngũ Lão vô cùng đề cao lí tưởng trung quân, ái quốc. Bởi vậy, ông cho rằng đã là nam nhi thì phải trả nợ công danh, mà nợ công danh ở đây chính là làm điều có công với đất nước: "Nam nhi vị liễu công danh trái". Lí tưởng công danh ấy thể hiện cái nhìn tiến bộ và nhân cách cao đẹp của một vị tướng hết lòng muốn giúp nước, giúp đời. Nghĩ thấy bản thân chưa trả trọn nợ công danh, tác giả trăn trở, băn khoăn: "Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu". Vũ Hầu chính là Khổng Minh Gia Cát Lượng, một người tài đức vẹn toàn đời Hán, có công lớn giúp Lưu Bị khôi phục vương triều.Ông cảm thấy "thẹn" khi đối sánh mình với cha ông, tự thấy bản thân chưa thể sánh được với họ. Khát vọng mong muốn lập nhiều công danh hơn nữa được diễn tả hết sức khiêm nhường khi đặt bản thân mình bên cạnh mưu thần Gia Cát Lượng. Âm hưởng câu thơ trầm lắng thể hiện khát vọng lập công và chí làm trai hết sức tiến bộ của Phạm Ngũ Lão.


Với hệ thống ngôn từ hàm súc, cô đọng cùng những hình ảnh giàu sức biểu cảm, "Tỏ lòng" đã khắc họa vẻ đẹp của con người thời nhà Trần có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao cả, đồng thời phản ánh khí thế hào hùng của thời đại. Âm hưởng mạnh mẽ ấy để lại dư ba trong lòng người đọc, nhắc nhở thế hệ trẻ chúng ta sống không bao giờ quên đề ra lí tưởng sống cao cả để sống đẹp, sống có ích hơn.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Top 5 Bài văn phân tích vẻ đẹp con người và quân đội nhà Trần qua bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |