Bài tham khảo số 4
“Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo là một bài thơ hay viết về tình mẫu tử. Nhân vật người con có thể là một người chiến sĩ, đã xa nhà nhiều năm. Trên đường hành quân, anh tình cờ nhìn thấy lá cơm nếp. Hình ảnh “lá cơm nếp” đã gợi nhắc về người mẹ đảm đang, tần tảo của người con.
Khi đến với bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của Thanh Thảo, chắc hẳn ai cũng sẽ có những hình dung rất cụ thể về nhân vật người con. Người con ấy chính là chủ thể trữ tình của bài thơ, là hình ảnh của chính tác giả khi nhớ về mẹ, về quê hương.
Trong khi chiến đấu ra trận, người con vô tình ngửi thấy mùi hương lá nếp thoang thoảng, điều đó khiến anh nhớ về hình ảnh mẹ đang trong bếp nấu xôi cho anh. Đó là hình ảnh khơi nguồn cảm xúc làm cho người con bộc lộ tình cảm của mình với người mẹ trong sự yêu thương, trân trọng những điều mẹ đã làm cho mình.
Bên cạnh đó, anh còn dành nhiều tình cảm với quê hương đất nước, với chiến trường Trường Sơn khốc liệt. Những điều giản dị mà to lớn đó đã thôi thúc và tạo động lực cho anh tiếp tục thực hiện nhiệm vụ lớn lao của mình dành cho đất nước.
Bài thơ “Gặp lá cơm nếp” của nhà thơ Thanh Thảo gửi gắm tình cảm sâu sắc. Nhân vật trữ tình trong bài là người con, đang ở trong hoàn cảnh đã xa nhà nhiều năm. Bỗng nhìn thấy hình ảnh lá cơm nếp, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ. Để rồi từng hình ảnh của mẹ hiện về trong tâm trí người con – mẹ nhặt lá về đun bếp, thổi nồi cơm nếp. Chắc hẳn, mỗi người sẽ thấy cảm động trước hình ảnh tảo tần của mẹ – người mẹ Việt Nam anh hùng đã hy sinh cả cuộc đời vì con.
Đến cuối cùng, người con còn bộc lộ tình cảm dành cho mẹ: “Mẹ già và đất nước/Chia đều nỗi nhớ thương”. Người con yêu đất nước, nên đã ra đi chiến đấu để bảo vệ nền độc lập cho đất nước. Nhưng cũng vì tình yêu dành cho mẹ cũng to lớn, chiến đấu để đem lại cuộc sống yên bình cho mẹ. Quả thật, người đọc sẽ cảm thấy xúc động khi đọc bài thơ này.
Hai khổ cuối, tác giả bộc lộ trực tiếp tình cảm dành cho mẹ hiền, cho đất nước. Trái tim con chia đều cho mẹ, cho đất nước – đó là một hình ảnh giàu tính biểu tượng. Đến những sự vật thiên nhiên còn hiểu được lòng của con, mà thơm mãi. Như vậy, “Gặp lá cơm nếp” là một tác phẩm giản dị, mà sâu sắc.