Bài tham khảo số 4

Nhà thơ Trần Đăng Khoa được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Bởi từ khi lên 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác thơ ca được đăng trên báo chí. Hai năm sau, khi 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã xuất bản tập thơ đầu tiên mang tên “Từ góc sân nhà em” (1968). Không dừng lại đó, cũng năm đó, tác giả tiếp tục ra mắt tập thơ thiếu nhi thứ hai với nhan đề “Góc sân và khoảng trời” do NXB Kim Đồng ấn hành.

Bài thơ “Mẹ ốm” rút ra trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đó. Có nghĩa là tác phẩm này do một cậu bé 10 tuổi viết. Là một tác phẩm trẻ con viết cho trẻ con đọc nhưng lại mang tới nhiều bài học mà người lớn cũng phải suy nghĩ.Nhà thơ Trần Đăng Khoa được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Bởi từ khi lên 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác thơ ca được đăng trên báo chí. Hai năm sau, khi 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã xuất bản tập thơ đầu tiên mang tên “Từ góc sân nhà em” (1968). Không dừng lại đó, cũng năm đó, tác giả tiếp tục ra mắt tập thơ thiếu nhi thứ hai với nhan đề “Góc sân và khoảng trời” do NXB Kim Đồng ấn hành.

Bài thơ “Mẹ ốm” rút ra trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đó. Có nghĩa là tác phẩm này do một cậu bé 10 tuổi viết. Là một tác phẩm trẻ con viết cho trẻ con đọc nhưng lại mang tới nhiều bài học mà người lớn cũng phải suy nghĩ.


Khi viết bài thơ này, tác giả mới chỉ là cậu bé lên 9, lên 10. Do đó, cậu có cái nhìn thật trẻ thơ, trong treo với việc mẹ. Với cậu, những ai thích vui chơi, thích nói cười là những người không ốm. Những ai còn nhai trầu, còn đọc truyện Kiều là không ốm. Thế nhưng, hôm nay mẹ ốm thật rồi. Vì mẹ đã không làm những việc thường ngày đó.


“Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay”


Sẽ rất nhiều em bé thấy mẹ ốm. Tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ, cũng ví von một cách tinh tế như nhà văn Trần Đăng Khoa. Mặc dù chỉ là những hành động giản đơn, việc làm quen thuộc nhưng có thể thấy, nhà thơ rất để tâm tới từng thói quen của mẹ. Ông quan sát kỹ và ghi nhớ nó như một dấu hiệu nhận biết. Qua đây, cũng thấy được tình cảm mẹ con thân thiết của ông. Người mẹ ấy ngoài thời gian làm việc còn dành thời gian vui chơi, cười đùa, đọc truyện cùng nhà thơ. Thật là một người mẹ có tư tưởng tiến bộ.

Không dừng lại đó, nhà thơ tiếp tục miêu tả việc mẹ ốm bằng những hình ảnh như “Cánh màn khép lỏng cả ngày/ Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”. Nhà thơ không chỉ dành thời gian quan sát khi mẹ ở cạnh mình mà ngay cả khi mẹ làm việc nơi xa. Thế nên ông mới biết, mẹ vẫn thường xuyên ra ruộng ra vườn. Từ đó ông cũng ngờ ngợ nhận ra “Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.


Thật khó có thể tin nỗi đây là lời thơ từ một cậu bé thiếu nhi. Chỉ có thể là một cậu bé có suy nghĩ sâu sắc, có trái tim yêu thương mẹ tha thiết, có sự tinh tế trong cách quan sát và có vốn từ sâu rộng mới làm được. Hai câu thơ thể hiện rõ rệt rằng, nhà thơ dù bé nhưng đã sớm ý thức được nỗi vất vả của mẹ, đức hy sinh của mẹ. Điều đó, khiến bài thơ không chỉ trở nên ấm áp tình mẹ con hơn mà còn khiến độc giả vô cùng cảm động.


Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả tình cảnh mẹ ốm ra sao, tác giả còn viết thêm câu chuyện về tình người, tình hàng xóm láng giềng. Nhà thơ cho hay:


“Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào”


Phân tích bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa, độc giả chợt thấy những chi tiết việc làm hàng ngày bỗng trở nên thật thơ, thật ý nghĩa. Tác giả nhắc tới sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị để chứng tỏ rằng, khi khỏe mạnh mẹ rất được mọi người yêu quý. Mẹ yêu thương người khác nên khi nghe tin mẹ ốm, không chỉ con mà tất cả mọi người trong xóm làng đều lo lắng, quan tâm.


Những lần thăm hỏi, những món quà dân giã quả trứng, quả cam nhưng chan chứa tình người. Đó cũng là niềm hãnh diện của người con khi có một người mẹ tốt, được mọi người tôn trọng. Qua đây, cũng thể hiện lòng biết ơn của cậu bé đối với những người láng giềng. Dù còn bé nhưng cậu đã biết lễ nghĩa, để rồi dù là một sự quan tâm nhỏ của họ cũng trở thành niềm vui trong mắt của trẻ thơ.


Không hổ danh là “thần đông thơ trẻ”, khi gần cuối bài tác giả đã thổ lộ tấm lòng hiếu thảo của mình bằng những câu thơ hết sức trong trẻo:


“Sáng nay trời đổ mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.


Điều này có thể thấy, dường như từ khi mẹ ốm, tác giả không rời mẹ nửa bước. Mỗi sự thay đổi của mẹ đều được tác giả ghi nhận. Không những thế, để mẹ nhanh khỏe hơn, tác giả đã ngâm thơ, kể chuyện rồi múa ca. Tác giả không ngần ngại một mình sắm cả ba vai chèo để mua vui cho mẹ. Những việc làm đó xuất phát từ trái tim, từ tâm của người con.


Bởi tác giả hiểu “Vì con mẹ khổ đủ điều/ Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”. Vì thế, khi mẹ ốm, tác giả không cầu mong gì hơn ngoài việc mẹ nhanh khỏe, để ăn ngon miệng để ngủ ngon giấc hơn, rồi đọc sách với con, để lao động…


Tất cả những hình ảnh, những câu thơ ấy đã tuôn trào một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của một cậu bé. Khiến người đọc cũng như được trở về tuổi thơ, được một lần nhớ lại những ngày thơ ấu khi chứng kiến mẹ ốm.


Nhưng đặc biệt nhất là ở câu thơ cuối, tác giả đã viết “Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…” Câu thơ là phép so sánh ẩn dụ hình tượng người mẹ với đất nước, với tháng ngày trưởng thành của người con. Khá khen thay cho một tâm hồn trẻ thơ sâu sắc và nhạy cảm như Trần Đăng Khoa. Bởi không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được “đất nước” là gì, “tháng ngày” là gì.


Câu kết như một lời cảm ơn chân thành của người con dành cho mẹ. Bởi tác giả hiểu, đất nước là cội nguồn. Cũng như mẹ là người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Đúng như câu ca “quê hương là mẹ, mẹ là quê hương”.


Tình cảm ấy được nhà thơ viết không phải lúc mẹ khỏe mạnh, mà chính là lúc mẹ ốm. Ông viết để một phần giúp mẹ khỏe hơn một phần bày tỏ nỗi lòng lo lắng, cũng như tình yêu của bản thân dành cho mẹ. Dưới con mắt của trẻ thơ, dưới ngòi bút của một cậu bé, những lời thơ hiện ra thật trong sáng và hồn nhiên. Dù không đao to búa lớn, nhưng những câu thơ hình ảnh mộc mạc thân thương ấy lại mang đến nhiều giá trị tinh thần cho độc giả, không riêng gì các độc giả nhỏ tuổi.


Qua tác phẩm này, tác giả không chỉ muốn ca ngợi đức hy sinh của người mẹ dành cho con, không chỉ là tình cảm yêu thương con dành cho mẹ mà còn có cả tình yêu quê hương đất nước.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |