Bài tham khảo số 4

Lúc nào cũng có vẻ vội vàng, tất bật. Bây giờ đang lặng lẽ đấy, có thể mấy giây sau đã là một cuộc bùng nổ. Khi đi ngoài đường, quần áo xộc xệch, trên chiếc xe máy cũ, anh như người vô danh. Có khi đang ngồi quán bia hơi giữa ồn ào, náo nhiệt, anh lặng lẽ khóc vì một nỗi cô đơn. Hoàng Nhuận Cầm là vậy đấy.


Trong con người Hoàng Nhuận Cầm có đủ cả sự giản dị đến tận cùng, sự bừng lóe đến chói sáng. Đào hoa lắm! Khổ đau nhiều! Can trường và mơ mộng. Những phẩm chất tưởng chừng trái hẳn nhau ấy, lạ lùng lại tồn tại song hành trong con người anh, tạo nên những vỉa quặng phong phú của thế giới tinh thần và một bút lực đa diện trong nhiều lĩnh vực sáng tác, mà trước hết là thơ.


Hoàng Nhuận Cầm là nhà thơ được đúc nên bởi tài năng thiên bẩm, mà đáng nói là giọng thơ đẹp, vang như tiếng hót của một loài chim quý. Trời phú cho anh giọng thơ sang trọng, trong trẻo, dư ba. Một khi giọng thơ ấy vút lên, lập tức được chú ý.


Nhà thơ Xuân Diệu lúc đương thời thốt lên: “Tôi cảm thấy mến thương các chú lính vô hạn, ra trận mà trong ba lô vẫn có những con ve, những hòn bi“.


Mãi nhiều năm sau Hoàng Nhuận Cầm vẫn theo đuổi cái giọng thơ về chiến tranh không trộn lẫn ấy và đã để lại những câu thơ khoáng đạt, hào hoa, đầy ắp nhạc điệu và những hình ảnh ngời sáng nhưng cũng vô cùng dữ dội trong bài thơ “Phương ấy”:


“Đêm trong suốt áp ngực vào phương ấy

Nhớ lại mùi cỏ cháy suốt thời trai

Ngôi sao rơi trên dãy kẽm gai dài

Một vùng đất không tiếng gà cất gáy

Bao hăng nồng cỏ cháy rát hoàng hôn".


Chỉ mới hơn 20 tuổi, Hoàng Nhuận Cầm đã có một giọng thơ độc đáo, hấp dẫn như có ma lực. Thơ anh là tiếng lòng của những người lính trẻ hào hoa, gác bút nghiên ra trận. Nó ghi dấu diện mạo một thế hệ dường như không phải sinh ra cho chiến tranh nhưng đã buộc phải cầm súng và hy sinh trong cái tàn khốc của một cuộc chiến kinh hoàng. Ra trận đấy, mà vẫn thấy hoa phượng đỏ gắn với một trời kỷ niệm tuổi học trò “rơi như mưa, như máu ở bên đường“.


Tiếng mùa mưa hồn hậu đến bên tôi

Tiếng thương nhớ không lời trên tóc mẹ

Tiếng Tổ quốc trên mỗi khi đạn xé

Tiếng cuối cùng khẩu súng nằm trên tay


Tiếng đạn xới, đạn xé rát mặt là khoảng cách giữa sự sống và cái chết chỉ trong gang tấc. Thơ viết về chiến tranh của Hoàng Nhuận Cầm đầy chất hiện thực. Cuộc chiến tranh từng tham gia để lại dấu ấn trong thơ anh khá đậm nét. Đọc những vẫn thơ lửa cháy đó, những người chưa đặt chân tới chiến trường cũng có thể hình dung ra “cộng sự”, “chiến hào”, “đồi chốt”, “bom đạn”,.. tất cả đều đi vào thơ và trở thành cảm hùng của con người vừa cầm súng vừa cầm bút, vừa là thi sĩ vừa là chiến sĩ, vừa anh hùng mà cũng rất đỗi đời thường.


Phương ấy còn ở mãi trong tôi

Ngỡ nâng lấy tay mình, ngỡ như người biết nói

Phương ấy ơi! Suốt đời như dấu hỏi

Trên hai vai tuổi trẻ – trước chân trời.


Cuộc chiến nào cũng để lại những hi sinh và mất mát, những ám ảnh ấy “còn mãi trong tôi“. Để dành được độc lập như ngày hôm nay, dân tộc Việt Nam đã phải hi sinh hơn hai triệu người con ưu tú. Họ nằm lại suốt chiều dài đất nước, gửi thân mình vào đất mẹ giữa tuổi hai mươi. Họ hi sinh vì dân tộc có thể có tên tuổi được lưu danh, nhưng cũng nhiều người trở thành vô danh “suốt đời như dấu hỏi”. Chính họ đã hóa thân vào cuộc đời và làm nên đất nước hôm nay.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |