Bài tham khảo số 4
Nguyễn Dữ là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Việt Nam thế kỉ XVI. Tác phẩm “Truyền kì mạn lục” của ông vô cùng nổi tiếng khi viết về những người phụ nữ bất hạnh, khao khát hạnh phúc nhưng bị các thế lực bạo tàn và cả lễ giáo khắc nghiệt xô đẩy vào hoàn cảnh éo le, oan khuất và bất hạnh. Một trong những truyện tiêu biểu thuộc “Truyền kì mạn lục” đó là “Chuyện người con gái Nam Xương”. Truyện đã khắc họa thành công cuộc đời bi kịch của nhân vật Vũ Nương - một người phụ nữ xinh đẹp nhưng bạc mệnh.
Phải chăng số phận chung của những người phụ nữ trong xã hội xưa đều giống như câu thơ mà Nguyễn Du viết:
Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung
Khi đọc tác phẩm này, ta thấy nhân vật Vũ Nương cũng là một nhân vật có cuộc đời bi kịch.
Vũ Thị Thiết, người con gái quê ở Nam Xương, xinh đẹp lại có tư dung tốt như thế. Nhưng cũng chẳng tránh khỏi số mệnh chung. Sinh ra trong xã hội phong kiến, nàng không được tự quyết định cuộc đời của mình. Phải kết hôn với một người mà mình không yêu, thất học nhưng vốn là con nhà hào phú nên đã xin với mẹ đem trăm lạng vàng sang hỏi cưới. Dù trong cuộc hôn nhân không tình yêu, không môn đăng hộ đối nhưng Vũ Nương vẫn không thôi khát khao có được hạnh phúc. Nàng sống giữ gìn khuôn phép, yêu thương chồng và chăm lo cho gia đình nhà chồng. Mong nhận được sự yêu thương. Nhưng lại chẳng thể nhận được.Chiến tranh đã chia cắt đôi vợ chồng trẻ về không gian, thời gian. Trong suốt những năm tháng chống ra nơi chiến trường, Vũ Nương là một người đàn bà chân yếu tay mềm nhưng lại gánh vác công việc trụ cột gia đình của một người đàn ông. Nàng không được hưởng tình yêu thương mà còn phải sống trong sự lẻ loi mà còn luôn phải lo lắng cho sự an nguy của chồng. Nàng không được che chở bởi bàn tay người chồng mà phải gánh vác việc nhà, chăm lo mẹ chồng đau ốm và nuôi dạy con thơ.
Để rồi hy sinh là vậy, nhưng Trương Sinh lại không hề thấu hiểu. Khi trở về, chẳng những không cảm động vì tấm lòng của người vợ. Mà còn vì lời ngây thơ của con trẻ mà nghi oan cho vợ là thất tiết. Họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng cũng chẳng ăn thua. Đến cuối cùng, nàng bất đắc dĩ nói: “Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng, vì có cái thú vui nghi gia nghi thất, có sự yên ổn được tựa bóng cây cao. Đâu ngờ ân tình tựa lá, gièm báng nên non. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa gãy cuống, kêu xuân cái én lìa màn, nước thẳm buồm xa, đâu còn thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa”. Dường như khi nói ra những lời lẽ ấy, nàng đã phải đau khổ xiết bao.Nhưng chết đi đâu phải là sẽ được giải nỗi oan khuất. Bi kịch của Vũ Nương còn được thể hiện ở chi tiết kì ảo cuối truyện. Dù được Linh Phi cứu giúp thoát khỏi cái chết. Khi gặp Phan Lang dưới thủy cung được bày tỏ hết nỗi oan khuất và gửi gắm Phan giúp đỡ về nói với chồng. Vũ Nương cũng chỉ được về gặp chồng một lần trên bến Hoàng Giang. Nhưng nàng cũng chỉ có thể hiện về và nói vọng vào từ giữa dòng sông những lời nghẹn ngào, chua xót: “Thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Ước ao trở về mà chẳng thể trở về, khát khao hạnh phúc mà không thể nào có được hạnh phúc. Đây có lẽ chính là bi kịch nhất của một con người, không thể tiếp tục cuộc sống?
Như vậy, qua những bi kịch mà nhà văn đã xây dựng cho nhân vật của mình, ông muốn gửi gắm những giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Đó là số phận bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa. Cũng như niềm cảm thông cho cuộc đời của họ, lời lên án tố cáo chiến tranh, xã hội phong kiến đã cướp đi hạnh phúc của con người.
Cuộc đời của Vũ Nương cũng giống như biết bao người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Qua đó, người đọc thế hệ hôm nay sẽ thêm yêu thương và trân trọng hơn những người phụ nữ ở xung quanh.