Bài tham khảo số 4
Bà Huyện Thanh Quan là một nhà thơ nữ hiếm hoi của nền thi ca cổ đại của Việt Nam ta. Bà Huyện Thanh Quan có văn phong nhẹ nhàng sâu sắc, chứa đựng những tâm tư tình cảm sâu lắng, chất chứa trong lòng thông qua những lời thơ ẩn ý ngụ tình.
Bài thơ “Qua đèo ngang” là một bài thơ hay thể hiện sự cô đơn, buồn chán của tác giả trước cảnh hoàng hôn ở vùng đất hoang sơ cùng cốc, một thân một mình với những nỗi buồn khi nhớ về quê hương nơi xa xôi.
Bài thơ Qua đèo ngang được viết bắt thể thơ thất ngôn bát cú. Bài thơ chỉ có tám câu thơ ngắn ngủi nhưng nó đã lột tả được tâm trạng thần thái của bà Huyện Thanh Quan trước cảnh chiều tà hoang lạnh.
Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
Cỏ cây chen lá, lá chen hoa
Trong hai câu thơ đầu này, không gian hiện lên vô cùng mênh mông, rộng lớn. Cảnh hoàng hôn xuống mặt trời đã tắt bóng, ánh nắng dần dần chuyển sang màu tối, bóng đêm bao phủ nơi đây. Không gian đã cô liêu lại cảm trở nên im ắng thanh tịnh tới nao lòng.
Điệp từ “chen” vào lối sử dụng từ ngữ khiến cho câu thơ trở nên vô cùng mềm mại. Tác giả đã vẽ lên một bức tranh vô cùng tươi đẹp về thiên nhiên nơi đây, hình ảnh cỏ cây hoa lá mọc bên nhau thật sinh động tươi đẹp. Nhưng tuyệt nhiên trong câu thơ không hề có sự xuất hiện của con người
Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Trong bài thơ Qua đèo ngang bóng dáng của con người đã vô cùng ít xuất hiện, nếu có xuất hiện cũng bé nhỏ xa mờ. Trong hai câu thơ này tác giả có nhắc tới hình ảnh của con người “Lom khom dưới núi tiều vài chú” thể hiện sự mênh mang của không gian, sự bé nhỏ của con người trước cảnh vật thiên nhiên hùng vĩ.
Lác đác bên sông chợ mấy nhà, hình ảnh con người sự sống của con người hiện lên vô cùng thưa thớt, khiến cho khung cảnh đã hiu hắt, ảm đạm trước cảnh hoàng hôn càng trở nên buồn chán, hiu quạnh.
Tác giả sử dụng từ láy “lác đác” “lom khom” thể hiện sự thưa thớt, vắng vẻ, nhỏ bé của con người. Sự tinh tế trong từ ngữ của tác giả làm cho câu thơ trở nên sinh động vô cùng, làm cho bài thơ luôn gợi lên một nỗi buồn man mác.
Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia
Tác giả vô cùng tinh tế khi sử dụng “điệp âm” trong hai câu thơ này để tạo nên âm hưởng da diết, mênh mang tạo nên nỗi buồn nao lòng làm lay động tâm tư người đọc. Hình ảnh con cuốc cuốc là hình ảnh hiu hát, buồn tới nao lòng. Mỗi lần nghe tiếng cuốc kêu trên những cánh đồng xa thường gợi cho con người nhớ tới quê hương của mình. Nhớ những kỷ niệm vui buồn khó quên. Nỗi nhớ như xé lòng người lữ khách tha hương.
Trong hai câu thơ này tác giả khôn khéo khi sử dụng những từ đồng âm khác nghĩa, cùng nghĩa khác từ cuốc cuốc, da da, nước và nhà, nhớ và thương…để tạo ra hai câu thơ vô cùng độc đáo gợi lên nhiều cảm xúc. Câu thơ như có đủ chất nhạc, chất thơ ở trong đó khiến khi người đọc đọc lên cảm nhận được sự mênh mang da diết.
Dừng chân đứng lại trời non nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
“Một mảnh tình riêng ta với ta” thể hiện tâm trạng cô đơn, chỉ một mình độc bước của tác giả trước cảnh hoàng hôn xế bóng, thể hiện nỗi cô đơn của người lữ khách trước cảnh đất nước phân chia hai miền do hai chế độ nhà Lê và nhà Nguyễn thống trị. Những cuộc chiến tranh nội chiến tương tàn, sát hại lẫn nhau làm cho người dân vốn đã khốn khổ lại càng thêm thê lương.
Trong bối cảnh nhà thơ Huyện Thanh Quan sống đất nước ta đang vô cùng rối ren, nên trong thơ của bà thường chứa đựng nỗi buồn hiu hắt về nhân tình thế thái.
Bài thơ Qua đèo ngang là một bài thơ hay thể hiện được bút pháp trữ tình sâu lắng của tác giả, thể hiện được lối chơi chữ nghệ thuật của bà Huyện Thanh Quang. Đồng thời qua bài thơ còn thể hiện cái nhìn nhân sinh quan, nỗi niềm của tác giả với triều đình nhà Lê thời đó.
Bài thơ “Qua đèo Ngang” với giọng điệu da diết, trầm bổng, du dương và những thủ pháp nghệ thuật độc đáo đã mang đến cho người đọc cảm xúc khó quên. Dư âm của bài thơ dường như còn vang vọng đâu đây.