Top 6 Bài văn phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5 (Đoạn văn)
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 4

Trong kho tàng văn học truyện cổ dân gian Việt Nam ta thời xưa, có rất nhiều câu chuyện cổ tích, truyện truyền thuyết, thần thoại vô cùng hấp dẫn. Nó lý giải nguồn gốc xuất xứ của dân tộc ta, rồi dạy chúng ta biết sống lương thiện, vì trong cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, thì cái ác sẽ luôn bị thất bại.


Bởi trong thế giới cổ tích, thần thoại, truyền thuyết những con người tốt ăn ở hiền lành, chịu nhiều thiệt thòi trong cuộc sống thường được thế giới siêu nhiên một thế lực vô hình nào đó giúp đỡ hoàn thành được ước mơ tâm nguyện của mình. Còn những kẻ độc ác nham hiểm thì sẽ bị trời quả báo chịu số phận bi đát, hoặc thiệt mạng. Một sự trả giá xứng đáng với những tội ác mà họ gây ra.


Trong truyện truyền thuyết về sự tích "Bánh chưng, bánh giầy". Nhân vật Lang Liêu là một vị hoàng tử đại diện cho người nông dân nghèo khổ bất hạnh, bởi anh ấy mồ côi mẹ sớm. Còn nhà vua thì lại có nhiều vợ, có nhiều con trai cho nên việc quan tâm chăm sóc riêng một người con nào đó là việc không thể.


Nhân vật Lang Liêu thường gắn bó cuộc sống của mình với cánh đồng, ruộng nương, thiên nhiên. Nói theo một cách khác nhân vật này chính là hiện thân của người nông dân nghèo khổ, vất vả lam lũ. Lang Liêu là người chăm chỉ suốt ngày làm việc hết trồng lúa, trồng khoai, ngô lạc… Đó là một người có lòng nhân hậu, chăm chỉ, cần cù sống tự lập gần gũi với người nông dâ, biết trân trọng những gì mà mình làm ra từ chính sức lao động của mình. Chứ không âm mưu thâm hiểm, suốt ngày chơi bời lêu lổng, và hống hách bắt nạt quần chúng, những kẻ dưới mình. Do Lang Liêu sớm mồ côi mẹ, nên anh bị những anh chị em cùng cha khác mẹ trong hoàng cung coi thường, Nhưng cũng nhờ đó mà Lang Liêu trở thành người con dũng cảm, chăm chỉ lao động, không ỉ lại vào gia thế là hoàng tử của mình.


Năm đó, nhà vua đã già ông muốn truyền lại ngai vàng cho người con trai nào xứng đáng nhất. Chính vì vậy, ông gọi tất cả con trai tới và nói "Ta muốn truyền lại ngai vàng của mình cho người nào tìm được món lễ vật làm ta ưng ý trong dịp sinh nhật sắp tới của ta". Lang Liêu là người làm nông những gì anh có chỉ là lúa gạo hoa màu, những thứ rất bình thường, lấy đâu ra những bảo vật quý hiếm để vua cha vui lòng. Trong khi những vị hoàng tử khác đã tìm kiếm cho mình rất nhiều báu vật quý hiếm để dâng lên vua cha, toàn những món có một không hai trên đời.


Lang Liêu suy nghĩ rất nhiều và không biết nên làm gì, những người tốt thường được thần giúp đỡ một hôm Lang Liêu ngủ mơ thấy một vị thần bảo anh hãy làm hai loại bánh từ những lúa gạo mà anh đang có. Một chiếc bánh hình vuông, một chiếc bánh hình tròn tượng trưng cho đất trời.


Tỉnh dậy Lang Liêu ngạc nhiên lắm, nhưng anh nghĩ đúng nên quyết định làm theo như lời vị thần nói trong giấc mơ, lấy những nguyên liệu lúa gạo ngon nhất của mình, rồi đem nấu thành một loại bánh được làm từ gạo nếp, bên trong có nhân đỗ và thịt lợn, loại bánh này có hình vuông, ở giữa có lớp thịt và đỗ xanh. Sau đó buộc chặt lại gói bằng lá rong, đem nấu chín. Loại bánh này có mùi vị thơm ngon béo ngậy, tượng trưng cho trái đất, gọi là bánh chưng. Một loại bánh khác Lang Liêu đem gạo nếp nấu thành xôi rồi giã nhuyễn nhân ở giữa tạo hình bánh tròn tượng trưng cho mặt trời gọi là "bánh giầy"

Hai loại bánh của Lang Liêu làm không chỉ ngon mà tượng trưng cho ý nghĩa sâu xa của đất nước tượng trưng cho Trời tròn, Đất vuông. Trời- Đất một cặp giao hòa, thống nhất.


Ngày sinh nhật Vua Hùng đã tới Lang Liêu mang hai loại bánh này dâng lên vua cha và được nhà vua hết sức khen thưởng, các quan lại trong triều cũng ngạc nhiên vì loại bánh mới này. Sau đó, Lang Liêu được kế thừa ngai vàng, trở thành nhà vua mới.


Hai loại bánh chưng và bánh giày trở thành một món ăn quen thuộc trong những ngày lễ tết hoặc giỗ chạp đình đám của nước ta. Nó trở thành món ăn truyền thống gắn liền với quê hương Việt Nam chúng ta.


Thông qua nhân vật Lang Liêu người xưa muốn ca ngợi người nông dân chăm chỉ làm ăn, cần cù chịu khó sáng tạo thì sẽ có thành quả tốt đẹp. Đồng thời truyền thuyết nhằm giải thích về sự tích sự ra đời của bánh chưng bánh giày ở nước ta do đâu mà có.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích nhân vật Lang Liêu trong truyền thuyết "Bánh chưng, bánh giầy" hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5 (Đoạn văn)
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |