Bài tham khảo số 4
Cảnh ngày xuân là một đoạn trích hay, trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều đã vô cùng đặc sắc vượt thời gian, dù hàng trăm năm trôi qua thì giá trị nhân văn, nhân đạo và tính nghệ thuật của tác phẩm này vẫn còn sống mãi với thời gian.
Trong đó, 6 câu thơ cuối của đoạn trích "Cảnh ngày xuân" được tác giả Nguyễn Du tái hiện vô cùng rực rỡ, nhiều màu sắc sinh động thể hiện một bức tranh mùa xuân vô cùng tươi đẹp trong ngày lễ hội đầu năm mới. Tác giả Nguyễn Du đã tái hiện lại không khí mùa xuân tươi vui đó với rất nhiều màu sắc khác nhau. Đặc biệt, trong bức tranh mùa xuân đó tác giả còn thể hiện được tâm trạng lưu luyến, tiếc nuối những ngày vui ngắn ngủi, thể hiện một nỗi buồn man mác của chị em Thúy Kiều khi phải trở về nhà trong cảnh chiều tà.
Chỉ có vẻn vẹn 6 câu thơ nhưng bức tranh mùa xuân được nhà thơ Nguyễn Du sử dụng bằng bút pháp vô cùng tinh tế, lắng động trong tâm hồn người đọc.
“Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa”
Một bức tranh xuân vô cùng rạng rỡ, với một màu xanh non tơ ngút ngàn tầm mắt. Khi mùa xuân về thì cảnh vật, cỏ cây hoa lá như đang cố gắng lấy hết nhựa sống sự tinh túy của mình để khoe sắc khoe hương trong mùa xuân tràn đầy sức sống. Ngày lễ hội của tiết thanh minh thường được tổ chức vào đầu năm. Hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân cũng được đi chơi, được thỏa sức mà vui đùa hưởng thụ những ngày tươi đẹp của tuổi trẻ trong cuộc đời.
Vào những tháng ba, mọi người thường có phong tục đi tảo mộ người người thân đã quá cố không may qua đời của mình. Họ làm việc này vừa thể hiện tình cảm với người đã khuất, thể hiện sự tiếc nhớ đồng thời cũng là cơ hội để mọi người tụ họp nhau lại cùng trò chuyện, tâm tình, trao duyên, và vui đùa với những trò chơi trong năm mới.
Nếu như trong nửa đầu của trích đoạn "Cảnh ngày xuân" nói lên vẻ đẹp ngây ngất nên thơ trữ tình lãng mạn của mùa xuân, thì ở 6 câu thơ cuối của đoạn trích Cảnh ngày xuân lại thể hiện nỗi buồn của một ngày vui những đã tàn, bầu trời chuyển sang màu hoàng hôn, nắng tắt dần, những trò chơi tan rã, khu hội chợ đã vãn mọi người cùng nhau ra về thể hiện một nỗi buồn man mác.
“Tà tà bóng ngả về tây
Chị em thơ thẩn dang tay ra về”
Trong hai câu thơ ngày tác giả Nguyễn Du sử dụng từ lấy "Tà tà" thể hiện bóng chiều đang dần buông xuống ở phái Tây của chân trời một cách từ từ chậm chạp. Hai chị em Thúy Kiều dắt tay nhau ra về trong sự tiếc nuối, ngỡ ngàng bởi ngày vui mau chóng qua đi, không biết khi nào còn được dịp tận hưởng một lễ hội Thanh minh vui như hôm nay, ý nghĩa trọn vẹn như hôm nay.
“Bước dần theo ngọn tiểu kê
Lần theo phong cảnh có bề thanh thanh”
Hai chị em Thúy Kiều lặng lẽ đi theo những ngọn cỏ ven đường trở về nhà, tác giả Nguyễn Du tuy không miêu tả cụ thể nhưng người đọc vẫn cảm nhận được từng bước chân chậm rãi nuối tiếc vấn vương không muốn đi nhanh của hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân khi rời lễ hội trở về nhà. Bỏ lại đằng sau không khí náo nhiệt, vui vẻ với biết bao nhiêu niềm vui của buổi sáng.
Từ láy "thanh thanh" làm cho câu thơ trở nên nhẹ nhàng, tĩnh lặng, nhưng chính cái sự tĩnh lặng êm ái đó lại làm cho cảnh vật khi chiều tà trở nên thơ mộng và không kém phần thi vị hơn lúc sáng, chỉ có điều trầm buồn hơn mà thôi.
“Nao nao dòng nước uốn quanh
Dịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc qua”
Từ láy "nao nao" là cho câu thơ gợi lên một chút buồn nhè nhẹ, từng nhịp chảy của dòng nước theo dòng suối nhỏ đi về nơi đồng bằng xa xôi, khung cảnh thật nên thơ, trữ tình có hoa có suối, cỏ cây.. Mọi cảnh vật đều vô cùng quen thuộc, mộc mạc giản dị nhưng lại có sức gợi tả trong lòng người đọc ghê gớm. Những phong cảnh quen thuộc đó như dự báo một tương lai nào đó sẽ tới với Thúy Kiều
Bức tranh cảnh mùa xuân khi chiều tà hoàn toàn đối ngược lại với bức tranh mùa xuân vui tưới náo nhiệt vào buổi sáng. Nhưng dù thời điểm nào thì Nguyễn Du cũng vô cùng tài tình khi phác họa một bức tranh mùa xuân tươi đẹp mang màu sắc riêng của mình.
Chỉ với 6 câu thơ cuối trong đoạn trích "Cảnh ngày xuân" nhưng người đọc có thể cảm nhận hết sự vấn vương lưu luyến không nỡ rời xa của hai chị em Thúy Kiều khi phải rời hội trở về nhà báo hiệu những ngày tươi vui đã qua rồi một tương lai mới đang chờ phía trước.