Bài tham khảo số 4
Tác phẩm “Cố hương” là bức tranh xơ xác, tiêu điều về xã hội Trung Quốc những năm cuối thế kì XIX đầu thế kỉ XX. Thông qua việc tường thuật chuyến về quê lần cuối của nhân vật “tôi”, những rung cảm của “tôi” trước sự thay đổi của quê hương, đặc biệt là của Nhuận Thổ, tác giả phản ánh thực trạng xã hội phong kiến Trung Quốc, đồng thời đặt ra vấn đề đường đi của người nông dân, của toàn xã hội để mọi người suy ngẫm.
Chuyến về thăm quê sau 20 năm xa cách của nhân vật “tôi” để bán nhà, đưa gia đình đi nơi khác sinh sống. Đó là vào một buổi chiều ảm đạm. Ngồi trên thuyền, nhân vật “tôi” nhận ra một điều rất đáng buồn là quê hương mình đã đổi thay quá nhiều so với 20 năm trước. Nhưng đó là sự đổi thay khiến người ta đau lòng.
Làng quê giờ đây xơ xác, tiêu điều. Con người già đi, xấu thêm và trở nên đần độn hoặc chua ngoa đanh đá (như Nhuận Thổ và thím Hai Dương). Đem theo gia đình, nhân vật “tôi” rời quê hương trong một buổi chiều muộn với niềm hi vọng và tin tưởng vào thế hệ tương lai: “Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”