Bài tham khảo số 3
Nhà văn Võ Quảng là cây bút xuân sắc về văn học thiếu nhi. Ông có rất nhiều tác phẩm hay được các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt và đưa vào giảng dạy tiếng việt tiểu học. Trong đó, tác phẩm “Ai dậy sớm” trong chương trình giảng dạy lớp 5 là một trong những tác phẩm tiêu biểu về văn chương của ông.
Phân tích bài thơ ai dậy sớm cho thấy đây là một tác phẩm có màu sắc vui tươi, âm nhạc rộn rã, dễ thuộc và rất hay. Tác phẩm cũng mang tính nhân văn cao, giúp con người sống vui vẻ, hạnh phúc tạo động lực để sống có giá trị hơn.
Mở đầu bài thơ tác giả đã mô phỏng một buổi sáng tinh khôi bằng những hình ảnh vô cùng đơn giản làm cho các bé thích thú:
Ai dậy sớm
Bước ra nhà
Cau xoè hoa
Đang chờ đón!
Hình ảnh cau ra hoa mới đẹp làm sao. Đối với trẻ thơ, những hình ảnh càng rõ nét càng gợi hình thì càng gây được sự yêu mến và thích thú. Võ Quảng dường như rất hiểu trẻ em, thơ ông ngôn ngữ dung dị dễ thương, giàu hình ảnh có tính âm nhạc vui tươi, hoa lá cành bên trong. Vì vậy, một buổi sáng các em khi dậy sớm sẽ thấy vạn vật thay đổi theo chiều hướng tích cực. Gần gũi nhất chính là hoa cau.
Đêm qua, mới chỉ có nụ cau chúm chím, sau một đêm uống sương, hoa đã nở đẹp cả một góc vườn. Ta cảm nhận được không gian thiên nhiên vô cùng tươi đẹp, giàu sức sống, màu xanh của lá, màu trắng của hoa cau và đọng những giọt sương mai tinh khiết. Khi dậy sớm, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng những biến đổi kì thú của thiên nhiên nhưng rất thuận tự nhiên.
Ai dậy sớm
Đi ra đồng
Cả vừng đông
Đang chờ đón!
Nếu như khổ thơ trên chỉ là từ nhà ra hiên ra vườn thì sang khổ thơ hai là tác giả dẫn dắt chúng ta ra cánh đồng. Đây là một không gian mở vô cùng rộng lớn, mênh mong. Vào sáng sớm, khi bình minh lấp ló, chúng ta cảm nhận được màu của “vừng đông” sáng bừng một góc trời. Ánh mặt trời sáng sớm còn mang màu nắng nhẹ sẽ tỏa xuống đồng ruộng tạo một bức tranh thiên nhiên vô cùng tươi đẹp.
Cách sử dụng hình ảnh thiên nhiên, mặt trời, đồng lúa mang lại cho khổ thơ đầy sức sống và cũng khiến cho các bé vô cùng thích thú. Không chỉ vậy, câu thơ dẫn dắt chúng ta về hiện tượng thiên nhiên, đó là sáng sớm sẽ đón ánh mặt trời vô cùng tươi đẹp. Nếu các bé dậy sớm mới có thể chứng kiến được khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời này.
Qua câu thơ cũng thấy được những khát vọng ước mơ của các bé. Tác giả muốn gửi gắm đến các bé, phải chạy đua cùng ước mơ của mình. Một đêm trôi qua rất nhanh, ánh bình minh sẽ sớm đến, các bé hãy dậy sớm cùng đón niềm vui với ánh mặt trời và cùng thực hiện ước mơ của mình.
Ai dậy sớm
Chạy lên đồi
Cả đất trời
Đang chờ đón!
Khổ thơ cuối, cả đất trời được nói đến với một không gian lớn nhất, tuyệt vời nhất. Chúng ta nhận thấy “Ai dậy sớm!” được nhắc lại rất nhiều lần. Chúng ta cũng từng nghe “ Muốn thành công thì phải dậy sớm”, vậy thì đây chính là lời thúc giục, động viên của tác giả đến mọi người, hãy dậy sớm. Dậy sớm để đón nhận những cái mới, để đến gần hơn với thành công. Nếu ở những khổ thơ đầu, dậy sớm là ngắm hoa, đến ngắm cánh đồng và cuối cùng thành quả là ngắm đất trời.
Không gian được nhân lên từ nhà ra đồng và đến núi rừng, trời đất cho thấy ước mơ đã chạm gần đến nơi và đạt được. Đứng trên đồi ngắm nhìn trời đất hay chính là chạm tay đến ước mơ. “Trên con đường thành công không có dấu chân của sự lười biếng” – quả đúng không sai.
Dậy sớm ở đây chỉ là một thói quen hàng ngày, được tác giả khích lệ nhưng ẩn chứa trong đó là lời nhắn nhủ, hãy chăm chỉ, chịu khó chúng ta sẽ đạt được ước mơ và thành công của mình. Đừng lười biếng, hãy dậy sớm để đón điều tuyệt vời của ngày mới, đón bình minh, đón hoa, đón nắng được ngắm nhìn đất trời và được chạy đua với ước mơ, chạm tay đến ước mơ.
Phân tích bài thơ ai dậy sớm cho thấy Tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên vô cùng gần gũi, tươi đẹp để vẽ lên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc, có hoa có nắng có trời đất, không gian rộng lớn vô biên. Và những hình ảnh đó sẽ đi vào tâm trí các bé, giúp cho các bé có thêm động lực dậy sớm chào đón ngày mới với niềm vui, hạnh phúc và khích lệ các bé hãy theo đuổi ước mơ của mình, kiên trì như việc bé dậy sớm mỗi ngày.