Bài tham khảo số 3
Bài thơ Tiếng thu của Lưu Trọng Lư là một trong những sáng tác viết về mùa thu của tác giả này. Ở thơ ông ta không cảm nhận được sự trau chuốt về ngôn từ. Và đó cũng là lý do bài thơ có được sự chân thật. Nếu bạn có một tâm hồn nhạy cảm và là người yêu thơ thì bạn có thể hình dung được những dòng cảm xúc suy tư của nhà thơ này. Và bài thơ Tiếng thu đã được nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc thành bài hát cùng tên.
Bài thơ Tiếng thu được đánh giá là một trong những tác phẩm hay để đời của Lưu Trọng Lư. Và với Trần Đăng Khoa bài thơ này còn là bài thơ có nét “thơ” nhất của thơ ca Việt Nam lúc bấy giờ. Đọc bài thư này ta cũng cảm nhận được phần nào giá trị mà bài thơ mang lại.
Qua bài thơ Tiếng thu ta cũng cảm nhận được bức tranh đầy tâm trạng sống động. Đó không chỉ là mùa thu mà còn là bức tranh của chính nhân vật trữ tình đầy khắc khoải. Ở đây nhân vật trữ tình không trực tiếp xuất hiện mà chỉ được nhắc tới với danh xưng em. Ở đây em có thể hiểu là người thương và cũng là đối tượng mà nhà thơ hướng tới.
Em không nghe mùa thu
Dưới trăng mờ thổn thức?
Câu thơ của Lưu Trọng Lư sao mà man mác buồn và khắc khoải. Là em không nghe được tiếng của mùa thu hay em không thể nghe được âm thanh? Dẫu cho cách hiểu như thế nào thì ta cũng cảm nhận được sự buồn thương, chia phôi. Và hình ảnh mùa thu đã được hiện lên đặc biệt. Câu thơ đó làm con người ta liên tưởng tới một đêm trăng thu. Hay cũng chính là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Đó cũng chính là lý do mà nhà thơ đã sử dụng từ thổn thức để miêu tả tiếng thu.
Vầng trăng ấy không chỉ là vật vô tri vô giác mà nó chứa cảm xúc của con người đặc biệt là đối vói những người đang yêu. Nhưng điều đáng nói ở đây chính là sự xa cách đối với người mình yêu. Và nó cũng đã làm cho con người ta cảm giác được sự đau khổ. Đến mức nước mắt muốn chực trào.
Chính sự chia xa đó mà bài thơ Tiếng thu đã thể hiện được sự mong nhớ chực trào. Dù được thể hiện dưới dạng các câu hỏi nhưng các câu thơ này cũng như đang tự nói với chính mình. Là bởi vì không nghe được mùa thu về nên không cảm nhận được sự rạo rực khi mùa thu đến?
Với từ rạo rực nhà thơ đã làm chúng ta liên tưởng tới những cảm xúc đắm say, nồng nàn. Ở giữa họ có sự gắn kết bởi tình cảm vợ chồng. Nhưng cũng chính sự gắn kết ấy đã làm chon khi chia ly không thoát khỏi sự đau đớn và mất mát.
Em không nghe rạo rực
Hình ảnh kẻ chinh phu
Trong lòng người cô phụ?
Là nối mong nhớ khắc khoải của người vợ khi chờ mong tin chồng tin con. Là nỗi nhớ khi biết người chồng phải đi chiến trường xa xôi, nơi mà bất cứ lúc nào cũng có thể hiểm nguy. Ở đây không chỉ là yêu thương mà cao hơn chính là sự đau đớn. Chính những câu thơ này làm con người ta liên tưởng tới hình ảnh của người chinh phu và người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc của Đoàn Thị Điểm.
Bài thơ Tiếng thu đã vẽ lên một khung cảnh mùa thu và những chiếc lá cũng đã phai tàn và bay đi theo gió. Còn trơ lại cũng chỉ là những cảnh cây khẳng khiu. Câu hỏi ấy được cất lên đầy bộn bề da diết. Mùa lá rụng cũng chính là mùa của làm gợi lên trong lòng con người ta những cảm xúc khắc khoải không tên.
Em không nghe rừng thu
Lá thu kêu xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô?
Tiếp đó ta có thể nghe tiếng thu thông qua lá thu kêu xào xạc. Đó cũng chính là tiếng lòng và là tâm trạng của nhân vật trữ tình. Bởi nhạy cảm nên chỉ cần một âm thanh cũng đủ làm con người ta thổn thức. Cuối bài thơ Tiếng thu Lưu Trọng Lư đã dùng hình ảnh con nai như một biểu tượng của tình yêu trong sáng. Đó cũng chính là sự khẳng định về một thứ tồn tại vượt qua mọi giới hạn và thử thách.
Bài thơ Tiếng thu vừa gợi cho người đọc một không gian mùa thu đẹp mang mác buồn. Đồng thời đó cũng chinh là bức tranh soi sáng tâm hồn của chính nhân vật trữ tình. Đó chính là tình người, cái tình của một con người luôn đau đấu về tình yêu. Dẫu tình yêu ấy có xa cách, có bất đồng nhưng cũng vượt lên được tất cả. Bởi ở Tiếng thu Lưu Trọng Lưu đã khẳng định được sự thiêng liêng và to lớn ấy.