Bài tham khảo số 3
Tác giả Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng. Ông được biết đến là một vị quan có phẩm chất thanh cao và thanh liêm, chính trực. Trong dân gian, đã có rất nhiêu gia thoại thú vị kể về sự gắn bó của nhà thơ Nguyễn Khuyến với người dân.
Không chỉ là một vị quan chính trực, hết lòng vì nhân dân, Nguyễn Khuyến còn là một người có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc luôn rộng mở và gắn bó với thiên nhiên, làng quê và quê hương đất nước. Quá trình phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, chúng ta sẽ cảm nhận rõ hơn màu sắc thu ở đồng bằng Bắc bộ. Chùm thơ thu là những bức tranh thu đặc sắc, với ngôn ngữ giàu tính biểu cảm, thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tác giả. Phân tích chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến, độc giả không thể không nhắc đến tác phẩm “Thu ẩm”. Nếu như Thu điếu là mùa thu câu cá thì Thu ẩm là mùa thu uống rượu.
Trong bài Thu ẩm này, độc giả cảm nhận hồn thu, dáng thu và tâm tư của nhà thơ. Nhà thơ giới thiệu nhà, vườn ra tới cánh động, rặng tre, ao vườn, hàng giậu, ngõ xóm. Chúng mang dáng vẻ hun hút, quanh co… Đọc những câu thơ, chúng tả cảm nhận lúc này Nguyễn Khuyến không còn là thi nhân nữa mà trở thành ông già đang khề khà chén rượu để giả sầu. Chính với cái nhìn say sưa đó mà cảnh vật biến đổi đầy thú vị và bất ngờ:
“Ba gian nhà cỏ thấp le te,
Ngõ tối đêm sâu, đóm lập loè.
Bức tranh thu của tác giả hiện lên với hình ảnh ngôi nhà cỏ thấp le te. Thấp le te có nghĩa là rất đơn sơ và lụp xụp, mái tranh cũng xác xơ và rách nát. “Đã thế, lại điểm thêm những đốm sáng lập lòe của đom đóm trong ngõi tối đêm sâu, trông càng heo hút, cô quạnh:
“Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt,
Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
Bức tranh thu ẩm ấy hiện lên sau lớp sương thu mỏng phớt phơ như làn khói mỏng. Khiến cho khung cảnh trở nên thật mờ nhạt trong màu đêm chập choạng. Đặc biệt, hình ảnh ao thu ở đây không lạnh lẽo trong veo nữa mà là lóng lánh bóng trăng. Có nghĩa là bóng trăng lúc dồn lại, lúc tỏa ra liên tiếp biến dạng, trông thật thú vị nhưng cũng đong đầy cảm xúc:
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt,
Mắt lão không vẩy cũng đỏ hoe”.
Ban đêm mà thi nhân thấy bầu trời xanh ngắt, còn mắt không vầy mà cũng đỏ hoe. Thật kỳ lạ! Nhưng đó chính xác là diễn tả tâm trạng buồn bã chán chường, tìm đến rượu để giải sầu của tác giả. Chẳng thế mà thi nhân mới nói “Rượu tiếng rằng hay hay chả mấy - Độ năm ba chén đã say nhè”.
Không phải say túy lúy mà chỉ say nhè, say nhẹ, say rồi ngủ mà không bê tha, phá phách. Có thể thấy theo Nguyễn Khuyến, mùa thu thật hợp để có thể lè nhè đôi ba chén rượu.
Mặc dù đã lui về ở ẩn, vui thú điền viên nhưng tận sâu trong tâm hồn thi nhân vẫn đau đáu nỗi lo vận mện của đất nước. Thông qua cảnh vật, nhà thơ muốn gửi gắm sự xót xa, tiếc nuối trước tình cảnh nước nhà đang bị giặc ngoại xâm. Qua chùm thơ cũng thấy rõ được tài năng thơ ca của tác giả. Chỉ những người có tâm hồn tinh tế mới có thể viết nên những câu thơ lay động lòng người đến vậy.