Top 7 Bài văn phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

Bài tham khảo số 3

Niềm say mê thiên nhiên, say mê cuộc sống của Xuân Diệu được thể hiện đầy đủ nhất, cao độ nhất có lẽ là ở bài thơ Vội vàng. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, nhà phê bình, nghiên cứu văn học Hoài Thanh nhận xét: Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh đời, sống vội vàng, sống cuống quýt… Đây là nhận xét tinh tế và chính xác bởi khi đặt tên bài thơ là Vội vàng, Xuân Diệu đã tỏ ra rất hiểu mình. Có thể coi bài thơ này là tuyên ngôn về lẽ sống của nhà thơ.


Xuân Diệu yêu cuộc sống tha thiết, nồng nàn. Theo nhà thơ, cuộc sống là tất cả những lạc thú vật chất, tinh thần cùng với những gì trần tục và thanh cao của nó. Bài thơ Vội vàng cho người đọc thấy thi nhân đang trải lòng mình ra mà viết và bày tỏ cho hết tình cảm chân thành đối với cuộc đời.


Bàn về lẽ sống của Xuân Diệu, có rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng lẽ sống vội vàng của nhà thơ bắt nguồn từ nhận thức về thời gian vô hạn và kiếp người hữu hạn. Cái đáng quý nhất của con người là cuộc sống cho nên phải tranh thủ chớp lấy từng khoảnh khắc để sống. Ý kiến khác cho rằng Xuân Diệu yêu tha thiết, yêu say đắm cuộc sống nên rất sợ mất nó. Trong khi yêu, Xuân Diệu đã cảm thấy tình yêu đang mất nên luôn ở trong tâm trạng hoảng hốt, lo âu, chợt vui, chợt buồn. Chính vì vậy nên dù là yêu cảnh hay yêu người, Xuân Diệu cũng đều ngấu nghiến, vồ vập, vội vàng.


“Cái tôi” của tác giả trong bài thơ này được thể hiện ở hai trạng thái đối lập mà thống nhất của tâm hồn: lúc mãnh liệt đến cuồng si, lúc lại da diết, lắng sâu. Đọc kĩ bài thơ, chúng ta sẽ nhận ra diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình: lúc phơi phới yêu đời, lúc sôi nổi, cuồng nhiệt như núi lửa phun trào, lúc lại bâng khuâng, lo lắng.


Vội vàng tuy là bài thơ trữ tình nhưng nó lại chứa đựng một triết lý sống cụ thể. Kết cấu bài thơ có thể chia làm hai phần, được phân cách bằng câu thơ ngắn: Ta muốn ôm. Phần trên nghiêng về trình bày những lí lẽ vì sao lại phải sống vội vàng? Thái độ sống ấy xuất phát từ nhận thức và quan niệm về hạnh phúc trần gian, thời gian và tuổi trẻ. Theo Xuân Diệu thì cuộc sống trần thế giống như một thiên đường kì thú với bao nguồn hạnh phúc dành cho con người. Nhưng những cảnh sắc ấy chỉ thực sự mang vẻ đẹp thần tiên trong buổi xuân thì của nó và con người chỉ tận hưởng được những lạc thú khi còn trẻ; trong khi đó tuổi trẻ lại vô cùng ngắn ngủi. Thời gian có thể cướp đi tất cả. Vậy chỉ có một cách là chạy đua với thời gian, là phải vội vàng mà sống. Đây là một triết lý tích cực và tiến bộ.


Phần dưới của bài thơ thể hiện những hành động vội vàng của nhân vật trữ tình trong khi hưởng thụ vẻ đẹp của đời. Nội dung cảm xúc thể hiện rõ ở những hành động vồ vập, ở trạng thái chếnh choáng của một “cái tôi” đang muốn tận hưởng thật nhiều hương sắc của khu vườn trần thế.


Hai phần này chuyển tiếp rất tự nhiên về cảm xúc và rất chặt chẽ về luận lí. Nó khiến cho bài thơ liền mạch và hoàn Chỉnh, giống như một dòng chảy ào ạt, tự nhiên của tâm trạng. Đây chính là thành công đáng kể của bài thơ.


Bốn câu ngũ ngôn mở đầu đoạn hai nêu lên ý tưởng táo bạo, dị thường đến mức như nghịch lý:


Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi.


Nhà thơ muốn đoạt quyền của tạo hóa, đảo ngược quy luật tự nhiên. Muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại, cái ham muốn lạ lùng ấy hé mở cho chúng ta thấy lòng yêu bồng bột, vô bờ của nhà thơ đối với con người, cuộc sống, với thế giới thắm sắc đượm hương đang trải rộng trước mắt. Dường như Xuân Diệu đã chỉ cho chúng ta thấy rõ cái nghiệt ngã của tạo hóa để rồi sau đó từ từ lý giải lẽ sống vội vàng của mình.


Trước hết, thiên nhiên và cuộc sống được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Với nhà thơ, đây là một thiên đường trên mặt đất. Cái thiên đường đầy hương sắc đó hiện ra trong bài thơ vừa như một khu vườn tình ái của vạn vật đương buổi xuân thì, vừa như một người tình đầy quyến rũ. Xuân Diệu cảm nhận thiên nhiên mà thực chất là tình tự với thiên nhiên. Xung quanh nhà thơ, cảnh vật tưng bừng, rạo rực một sức sống đang lên, đầy hấp dẫn, lôi cuốn, khiến không ai có thể thờ ơ:


Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa


Tất cả tình và cảnh trong đoạn thơ này được tác giả miêu tả rất cụ thể: Tuần tháng mật của ong bướm, muôn hoa xuân nở rộ khoe sắc, khoe hương trên đồng nội xanh rì. Chồi non, lộc nõn cành tơ phơ phất, khúc tình si rộn rã của yến anh, ánh sáng chớp hàng mi. Đoạn thơ như tiếng reo vui hồn nhiên của đứa trẻ ngây thơ lạc vào khu vườn đầy hương sắc, rộn rã, tưng bừng bàn nhạc đủ mọi thanh âm. Đối với Xuân Diệu, mỗi ngày mới là một niềm vui mới và cuộc đời tưởng như là chuỗi vui vô tận: Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa.


Điệp từ này đây lặp lại tới năm lần, như nhấn mạnh từng nét đẹp của vườn xuân, như giới thiệu sự phong phú bất tận của thiên nhiên với niềm hào hứng lạ thường, để rồi đi đến một so sánh rất độc đáo: Tháng giêng ngon như một cặp môi gần. Xuân Diệu có lối diễn tả tinh tế bằng sự chuyển đổi cảm giác, ông không nói tháng giêng đẹp mà nói tháng giêng ngon để đặc tả một sức sống mơn mởn, non tơ, quyến rũ. Là thi sĩ của tình yêu nên Xuân Diệu thấy giữa vẻ đẹp của thiên nhiên và vẻ đẹp thiếu nữ đương xuân có những nét tương đồng.


Hai khổ thơ liên kết chặt chẽ với nhau. Thi sĩ muốn tắt nắng đi, muốn buộc gió lại chính là để lưu giữ mãi mãi hương sắc của vườn xuân trần thế. Nhưng tiếc thay, vẻ đẹp ấy chỉ rực rỡ lúc xuân thì, mà xuân thì lại vô cùng ngắn ngủi. Nhà thơ đang hân hoan đón nhận vẻ đẹp tuyệt vời mà tạo hóa ban cho muôn loài thì bỗng chốc niềm vui tan biến, thay vào đó là nỗi ngậm ngùi trước hiện thực phũ phàng:


Xuân đương tới; nghĩa là xuân đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật

Không cho dài thời trẻ của nhân gian


Theo quan niệm của nhà thơ thì mùa xuân, tuổi trẻ và tình yêu là những gì đẹp nhất, “là những phần ngon nhất của cuộc đời”. Thiên nhiên đẹp nhất lúc xuân sang; đời người đẹp nhất tuổi xuân thì; tình yêu đẹp nhất khi đi đôi với tuổi trẻ. Nhưng trớ trêu thay là tạo hóa - đấng vô hình sáng tạo ra cái đẹp và cũng lạnh lùng huỷ diệt cái đẹp. Mùa xuân và tuổi trẻ đều vô cùng ngắn ngủi. Thời gian sẽ cuốn trôi hết thảy: Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già. Cho nên con người phải vội vàng tận hưởng mọi sắc màu cùng hương thơm, mật ngọt của đời.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 7 Bài văn phân tích tâm trạng nhân vật trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |