Bài tham khảo số 3

khi nói về Quang Dũng, người ta thường nhớ đến một người nghệ sĩ đa tài. Ông vừa là nhà văn, vừa là nhà thơ, ông không chỉ biết vẽ tranh mà còn thạo về nhạc lý, có thể tự soạn ra những bản nhạc làm say mê lòng người. Chính vì hội tụ những tài hoa đó mà hồn thơ Quang Dũng luôn rất tinh tế, quyến rũ, để lại cho người đọc nhiều ấn tượng sâu sắc. Với sự sáng tạo độc đáo hình ảnh và ngôn từ cô đọng, hàm súc, một gợi mà trăm suy, tác phẩm gắn liền với tên tuổi Quang Dũng “Tây Tiến” thực sự có sức hút rất lớn đối với độc giả khi đưa chúng ta trở về thời chiến trên con đường hành quân đầy hiểm nguy và khốc liệt dưới bầu trời thiên nhiên Tây Bắc hoang sơ, hùng vĩ nhưng cũng mang vẻ đẹp thơ mộng trữ tình chỉ riêng nơi này có.


“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”


Thời kỳ chuẩn bị cho chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947, một phân hiệu bộ đội thành lập đầu năm 1947 đã ra đời cùng với nhiệm vụ cao cả là phối hợp với bộ đội Lào đánh tiêu hao sinh lực địch vùng Thượng Lào và bảo vệ biên giới Lào – Việt, mang tên gọi Tây Tiến. Bài thơ là nỗi nhớ hoài niệm của nhà thơ về thời xưa cũ khi còn hoạt động trong đơn vị, nỗi nhớ về thiên nhiên Tây Bắc - nơi in dấu chân những chàng lính trẻ tuổi mà hào hùng được khắc họa thành bức tranh đẹp nhất qua từng lời thơ trau chuốt, sáng tạo. Sau khi nghe thấy nỗi nhớ “chơi vơi” hòa chung với tiếng hát của sông Mã, của miền rừng núi Tây Bắc được thể hiện qua hai dòng đầu tác phẩm, chúng ta đã theo hai dòng thơ ấy trở về quá khứ, mở ra trước mắt là con đường hành quân hoang sơ, dữ dội và khắc nghiệt. Nhưng với niềm lạc quan luôn đồng hành cùng người lính suốt những đêm trường nô lệ của dân tộc, đôi mắt họ nhìn thấy con đường phía trước là một đôi mắt rất “thơ”, họ cảm nhận thiên nhiên Tây Bắc luôn hàm chứa vẻ đẹp hùng vĩ, trữ tình mang theo chút mộng mơ ẩn sau lớp vỏ dữ dội mà nó vốn có. Mở đầu là câu thơ với cách ngắt nhịp 4/3 khá quen thuộc của thể thơ thất ngôn:


“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”


Vị trí ngắt nhịp của câu thơ rơi vào từ “dốc” ở giữa câu, tạo thành hai vế, đầu mỗi vế là điệp từ “dốc”. Từ ý thơ ta cảm nhận được con đường hành quân là là một chuỗi những gập ghềnh nhấp nhô, các con dốc lên cao rồi lại xuống thấp nối tiếp nhau, đèo tiếp đèo, dốc rồi lại dốc, cứ như thế mà trải dài đến vô cùng. Một điểm ấn tượng ở câu thơ mở đầu này là việc có đến năm thanh trắc trên bảy chữ: dốc – khúc – khuỷu – dốc – thẳm. Các thanh trắc tạo cho người đọc đang hòa mình vào tác phẩm cảm giác trúc trắc, khó khăn, mệt mỏi khi phải liên tục leo lên cao và hạ xuống thấp. Con đường hành quân từ đó được tô điểm thêm phần hiểm trở, là chướng ngại vật cản đường người lính. Không chỉ thể hiện cảm xúc cho ý thơ, năm thanh trắc trên còn tạo ra nhạc tính cho tác phẩm, vốn là nét đặc trưng tinh tế không kém phần thú vị trong thơ Quang Dũng.


Các từ láy tạo hình trong câu thơ góp phần miêu tả rõ nét hơn địa hình hiểm trở, quanh co của con dốc Tây Bắc: “Khúc khuỷu” gợi cảm giác gấp khúc, gồ ghề khó đi lại, “thăm thẳm” gợi hình ảnh vừa sâu, vừa cao, vừa xa đến chân trời. Hai cụm từ ở hai vế của câu thơ tạo nên hai không gian đối lập: Một bên là đường lên núi cao vời vợi với những vách đá dựng đứng, một bên là đường xuống sâu hun hút như vực thẳm.


Dòng thơ thứ hai mang lại cho người đọc cảm giác nhẹ nhàng, bay bổng, lãng mạn, thêm một chút cô đơn trước sự vắng vẻ, hẻo lánh nơi miền núi:


“Heo hút cồn mây súng ngửi trời”


Tính từ “heo hút” gợi sự xa vắng, hoang vu, một nơi loãng không khí và biệt lập, cách xa cuộc sống con người. Đi cùng với nó là cụm từ nhân hóa “súng ngửi trời” – khi mũi súng vừa vặn chạm đến ranh giới của bầu trời rộng lớn và rồi “ngửi” thử, ý thơ vừa gợi độ cao rợn ngợp vừa pha chút gì đó hóm hỉnh, hài hước, tinh nghịch ẩn trong cốt cách hào hoa của anh lính trẻ. Có thể nói ngôn từ là tinh hoa của tác phẩm thơ ca. Bởi vì thơ là để tạo ra giai điệu du dương thẩm thấu sâu lắng trong tâm hồn con người, vì lẽ đó nên nhà thơ cần phải chăm chút cho vườn hoa ngôn ngữ trong thơ trở nên đa sắc màu và kết thành những ngôn từ quý giá nhất, tạo nên lời hay ý đẹp. Với quan niệm ấy, chữ “ngửi” trong “súng ngửi trời” xứng đáng là nhãn tự của dòng thơ này. Ngôn từ tinh tế ấy cũng đã hiện rõ cái tầm của người lính sánh ngang với tầm cao của núi đèo, của vũ trụ. Bóng dáng các anh trở nên lồng lộng, uy nghi chiếm lĩnh đất trời.


Câu thơ thứ ba sử dụng điệp ngữ “ngàn thước” như một ước lệ nghệ thuật để khắc họa vẻ đẹp hùng vĩ, chênh vênh kỳ thú của núi rừng Tây Bắc:


“Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”


Sự kết hợp hai động từ “lên – xuống” tạo cảm giác con đường hành quân như bị bẻ đôi ra, một nửa phóng thẳng lên trời xanh cao, nửa còn lại phi xuống vực thẳm sâu không thấy đáy. Nhìn xuống hay nhìn lên đều thấy xa vời, chật hẹp, căng thẳng và rợn ngợp.


Ba câu thơ trên vẽ nên cái dữ dội thì câu thơ cuối cùng lại được dệt từ những thanh bằng như để xoa dịu tâm hồn cằn cỗi và mệt nhọc ở người lính:


“Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”


Câu thơ không hề có một thanh trắc nào mà chỉ có những thanh bằng liên tiếp nhau tạo nên sự êm ái nhẹ nhàng. Lúc này đây mọi mỏi mệt âu lo của người chiến sĩ dường như tan biến, thay vào đó là cảm giác nhẹ nhõm nhưng đầy nỗi bâng khuâng, mênh mang, thả hồn vào những ngôi nhà thấp thoáng trong làn mưa cùng với nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương da diết.


Đây là một đoạn thơ giàu tính nhạc. Vận dụng tài hoa về âm nhạc của mình, Quang Dũng đã “phổ nhạc” cho đoạn thơ qua việc kết hợp nhịp nhàng giữa các thanh bằng trắc, làm cho độ cao của núi, độ sâu của vực thẳm, độ dốc của đèo, sự gập ghềnh chông chênh của con đường hành quân trở nên sống động và cứ nối tiếp nhau tăng cấp lên mãi. Câu thơ như ngả nghiêng cùng núi đèo, có chỗ nghe trúc trắc mỏi mệt, có khi trầm xuống dịu dàng như bức họa ngày mưa ở Pha Luông: “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”. Thơ Quang Dũng vì thế mà phù hợp hoàn toàn với quan niệm về nhạc tính mà tác giả Trần Thiện Khanh đưa ra: “Thi nhân phổ nhạc cho thơ, tiếng thơ vang ngân trong không gian, tạo thành các “bước sóng” gõ cửa tâm hồn độc giả.”

Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 3

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |