Bài tham khảo số 3

Thạch Lam là một trong những cây bút truyện ngắn xuất sắc trong nhóm Tự Lực văn đoàn. "Hai đứa trẻ" là tác phẩm xuất sắc của Thạch Lam được in trong tập "Nắng trong vườn". Tác phẩm để lại ấn tượng đối với người đọc nhờ lối kể chuyện nhẹ nhàng ấm áp tình đời, tình người. Có lẽ hình ảnh hai đứa trẻ mà tiêu biểu là nhân vật Liêm được Thạch Lam tập trung khắc hoạ nhiều nhất.


Trước hết Liên là một cô bé mới tám, chín tuổi. Lứa tuổi mà người xưa cho rằng: "ăn chưa no, lo chưa tới'' nói đúng hơn đó là cái tuổi vô tư, vô lo nhưng mọi điều đều ngược lại. Dưới ngoài bút của Thạch Lam Liên hiện lên với hình ảnh một cô bé nhưng già đi trước tuổi. Tuổi thơ của cô chìm trong nỗi buồn của sự tàn tạ, héo hắt của một cuộc sống đầy bóng tối, bế tắc không lối thoát. Đối với tâm hồn thơ bé ấy đoàn tàu đêm từ Hà Nội chạy ngang qua phố huyện chính là niềm an ủi cuối cùng của cuộc sống.


Con phố nhỏ Cẩm Giàng tỉnh Hải Dương, nơi đón chị em Về là một nơi đói nghèo trong rôm rã với những kiếp người bé nhỏ lay lắc. Bản thân gia đình cũng chẳng khá giả gì hơn, mẹ làm hàng xáo, chỉ em Liên trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu với những thức hàng lặt vặt, ngày phiên mà cũng chẳng bán được bao nhiêu.


Liên là một cô bé nhạy cảm hay động lòng trắc ẩn trước những thay đổi của cuộc sống. Tâm trạng của liên cũng diễn biến theo thời gian. Trong bóng chiều nhá nhem, Liên nhìn về bãi chợ vãn, nơi những người bán hàng về muộn cô đã động lòng thương trước những mảnh đời cơ cực đó chính là hình ảnh của ''những đứa trẻ con nhà nghèo'' đi lại lang thang trên mặt đất nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ cái gì của những người bán hàng để lại. Hình ảnh đó như xoáy sâu vào lòng trắc ẩn của cô bé tám tuổi giàu lòng nhân ái. Liên thấy thương cho những đứa trẻ nghèo, nhưng chính chị cũng không có tiền để cho chúng nó. Nhân vật Liên thường ít nói nhưng suy tư nhiều và mang đến những vẻ đẹp tình người đằng sau những suy nghĩ thiết tha của cuộc sống. Trong cảm nhận của Liên bóng tối thật ghê gớm '' tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa''. Bóng tối là sự hiện thân của sự đói nghèo, lam lũ tù đọng. Thạch Lam đã sử dụng nghệ thuật đối lập để miêu tả bóng tối và ánh sáng, nếu như bóng tối nuốt chửng cả phố huyện thì ánh sáng xuất hiện với tầng số thấp đó chỉ là những vệt sáng, hột sáng, khe sáng, tất cả hiện lên thật bé nhỏ tội nghiệp. Cùng với đó là những thân phận kiếp người với cuộc sống trôi nổi, bấp bênh, tàn lụi le lói như ngọn đèn trước gió. Liên thương hết thảy những con người nơi phố huyện nhỏ bé này. Đó là chị Tí với cuộc đời cơ cực: ''ngày thì mò cua bắt ốc, tối đến cùng gánh hàng nghèo xơ xác với bác nước chè, điếu thuốc lào, thanh kẹo lạc'' tất cả gia tài mưu sinh bên ngọn đèn con chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ. Liên thương bác phở Siêu với gánh hàng phở xa xỉ, ế ẩm nhưng đêm nào cũng thấy bác dọn hàng. Thương bác Xẩm với manh chiếu rách tả tơi cùng chiếc thau sắt trống trơn chưa một niềm hi vọng, thương lắm những tiếng đàn bác góp chuyện run bần bật trong đêm yên lặng, thương bà cụ Thi điên đơn chiếc với tiếng cười chìm vào bóng tối…Cuộc sống phố huyện là như vậy, đêm nào cũng tẻ nhạt, đơn điệu cứ lặp đi, lặp lại.


Và tất cả hoạ đều đang trông đợi một điều gì đó cho cuộc sống tươi sáng hơn cho cuộc sống hằng ngày của họ, và đoàn tàu từ Hà Nội về đã thực sự là ước mơ là khát vọng của những con người nơi đây. Tâm trạng đợi tàu của chị em Liên đã thực sự làm người đọc xúc động. Mới bảy tám tuổi mà mẹ đã bắt Liên trông coi một cửa hàng tạp hoá lại còn thức cho tới khuya để đợi bán hàng, để được nhìn thấy hình ảnh cuối cùng của phố huyện trước khi chúng chìm vào bóng tối. Tuy nhiên con tàu chỉ thoáng qua rồi biến mất, hi vọng đối với Liên vẫn mong manh với một quá khứ huy hoàng, một tương lai mờ mịt.


Với lối viết truyện nhẹ nhàng như bài thơ trữ tình đầy xót thương Thạch Lam đã mang đến cho người đọc một sự đồng cảm sâu sắc về những thân phận trong cuộc đời trong xã hội cũ. Qua hình tượng nhân vật Liên nhà văn đã làm toát lên những giá trị nhân văn cao đẹp, giúp người đọc thấu hiểu nỗi buồn đau của dân tộc trong thế kỉ tàn bạo dưới ách đô hộ của bọn thực dân đế quốc. Trang văn khép lại rồi mà ta vẫn còn thấy trước mắt mình, hình ảnh hai đứa trẻ ngồi đấy giữa phố huyện nhỏ tăm tối, đang chờ đợi chuyến tàu đi qua trong khát vọng mỏi mòn.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |