Bài tham khảo số 3
Khi kể về những tác giả, tác phẩm nổi tiếng trong nền văn học trung đại Việt Nam, chúng ta không thể nào không nói đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du cùng tác phẩm “Truyện Kiều” của ông.
Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, cũng là người giỏi văn chương. Ông thi đỗ tiến sĩ và làm quan Tể tướng. Mẹ là bà Trần Thị Tân, người con gái Bắc Kinh cũng văn hay chữ tốt. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng làm quan từ dưới thời Lê Trịnh. Tuy gia cảnh xuất thân danh giá nhưng cuộc đời của ông toàn những nỗi đau. Năm 13 tuổi, ông mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải sống với Nguyễn Khản. Nhưng khi ông 15 tuổi, Nguyễn Khản bị khép tội mưu phản, ông lại phải nương nhờ nhà họ hàng xa.
Có thể nói cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử giai đoạn của thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX. Đây là giai đoạn đầy biến động khi mà giai cấp cai trị thối nát, tham lam, không quan tâm nhân dân, họ chém giết lẫn nhau để tranh giành quyền lực. Có thể nói chế độ phong kiến Việt Nam lúc này đã khủng hoảng trầm trọng và những người dân khốn khổ lúc này đã nổi dậy đấu tranh và tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Tây Sơn của Nguyễn Huệ. Trong cảnh ấy, Nguyễn Du đã sống phiêu bạt nhiều nơi, lúc ở Thăng Long, lúc ở quê nội Hà Tĩnh, có lúc lại ở quê với Thái Bình. Không may khi mà Nguyễn Ánh lên ngôi năm 1802, Nguyễn Du phải bất đắc dĩ làm quan. Trước khi ông phụng sự nhà Lê nên giờ đây, khi làm quan nhà Nguyễn ông lại rụt rè, ông được cử sang Trung Quốc hai lần nhưng lần hai vào năm 1820 chưa kịp đi thì ông bị bệnh và mất tại Huế.
Nguyễn Du là một thiên tài văn học với nhiều tác phẩm có giá trị gồm ba tập thơ bằng chữ Hán gồm “Thanh Hiên Thi tập, Bắc Hành tạp lục, Nam Trung tạp ngôn” và tác phẩm chữ Nôm xuất sắc nhất là “Truyện Kiều”.
Truyện Kiều tên trước kia là “Đoạn trường Tân Thanh” là tác phẩm tiêu biểu nhất của thể loại truyện Nôm trong văn học trung đại Việt Nam. Viết “Truyện Kiều”, Nguyễn Du có dựa trên truyện “Kim Vân Kiều truyện” của Thanh Tâm tài nhân Trung Quốc nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn khi tác phẩm của ông được viết bằng thể thơ lục bát gồm 3254 câu thơ gồm ba giai đoạn: Gặp gỡ và đính ước, Gia biến và lưu lạc, Đoàn tụ, truyện được tóm tắt như thế này:
Thúy Kiều là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn, sinh trưởng trong gia đình trung lưu lương thiện họ Vương, nhà có ba chị em: Thúy Kiều, Thúy Vân và Vương Quan. Trong một lần du xuân Kiều gặp gỡ Kim Trọng, họ đã yêu nhau, sau đó đi tới đính ước. Khi Kim Trọng về Liêu Dương để tang chú, gia đình Kiều gặp biến cố, Kiều phải bán thân chuộc cha. Nàng bị bọn buôn người là Mã Giám Sinh, Tú Bà, Sở Khanh lừa gạt, đẩy vào lầu xanh. Lần đầu, Thúc Sinh chuộc Kiều và cưới nàng làm vợ lẽ, nhưng nàng bị Hoạn Thư đánh ghen. Nàng trốn khỏi nhà Thúc Sinh nhưng lại rơi vào tay Bạc Hà, Bạc Hạnh phải vào lầu xanh lần hai. Tại đây Kiều gặp Từ Hải – một anh hùng “đội trời đạp đất” chàng chuộc Kiều ra khỏi lầu xanh, giúp Kiều báo ân, báo oán. Kiều lại mắc mưu Hồ Tôn Hiến, Từ Hải bị chết đứng, Kiều bị ép lấy viên quan thổ quan. Nhục nhã, đau đớn nàng nhảy xuống sông Tiền. Nàng được sư Giác Duyên cứu và Thúy Kiều đi tu. Kim Trọng trở lại kết duyên với Thúy Vân nhưng vẫn không quên được Kiều, chàng đi tìm. Gặp được sư Giác Duyên nhờ đó mà gặp được Kiều. Hai người đoàn tụ nhưng duyên đôi lứa cũng đã hết.
Có thể nói đây là một tuyệt tác với nội dung sâu sắc cùng nghệ thuật thành công. Đây là một bức tranh của một xã hội tàn bạo bất công, chà đạp lên những con người nghèo khó, đặc biệt là người phụ nữ. Qua đó lên án các thế lực xấu xa. Đồng thời đề cao vẻ đẹp ngoại hình, tài năng cùng nhân phẩm và khát vọng chân chính của con người về tự do hạnh phúc, chân lý.
Nguyễn Du là một nhà thiên tài văn học, doanh nhân, văn hóa, nhà nhân chủ nghĩa có ảnh hưởng tới sự phát triển của nền văn học Việt nam. Nguyễn Du và Truyện Kiều sẽ sống mãi trong lòng người đọc, sống mãi với dân tộc.