Bài tham khảo số 2

Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng chia sẻ rằng : “Tha thiết yêu Hà Nội, Đỗ Phấn chỉ viết về cái đẹp Hà Nội xưa, ông vẽ ra những cái đẹp để chúng ta thêm yêu mà giữ lại những nét đẹp ấy”. Thật vây, trong hầu hết các tác phẩm của mình, từ tản văn, tiểu thuyết, truyện ngắn,.. Đỗ Phấn luôn thể hiện một tình yêu thương, nhớ nhung về vẻ đẹp của mảnh đất Hà Nội ngày xa xưa. Điều đó đã được thể hiện rất rõ qua tác phẩm “Cõi lá”, qua đây nhà văn đã bằng tình yêu thương của mình, mà khắc họa nên vẻ đẹp của mùa xuân nơi mảnh đất Thủ đô, thật thơ mộng, thật dịu dàng, khiến cho bao trái tim bạn đọc phải xao xuyến về Hà Nội thương.


Đỗ Phấn đã không còn là một nghệ sĩ quá xa lạ với những người có niềm đam mê hội họa nghệ thuật và văn học ở nước ta. Ông sinh năm 1956 tại Hà Nội, ngay từ khi còn nhỏ, ông đã bắt đầu viết văn, nhưng sau lại theo học hội họa, và đã gây được tiếng vang lớn trong lòng độc giả. Đỗ Phấn từng tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội vào năm 1980, sau đó ông làm giảng viên giảng dạy môn mỹ thuật tại Khoa Kiến trúc Đại học Xây dựng Hà Nội từ trong 9 năm, từ năm 1980 đến năm 1989. Khoảng năm 2005, ông trở lại với sự nghiệp viết văn, những tản văn về Hà Nội của ông luôn được các bạn học ưa chuộng. Những bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo cùng những màu sắc khác lạ qua việc khắc họa hình ảnh đời sống sinh hoạt của người dân Thủ đô chính là một trong những điểm nổi bật nhất trong hầu hết các tác phẩm của họa sĩ Đỗ Phấn. Những mẩu chuyện nhỏ về cảnh vật, về con người và nét văn hóa của riêng Hà Nội đã được Đỗ Phấn thủ thỉ nhẹ nhàng qua từng trang viết. Tưởng như những chi tiết vụn vặt, nhỏ bé và cũ kỹ ấy sẽ chẳng có ý nghĩa gì, nhưng thực tế, đối với Đỗ Phấn từ cái vòi nước công cộng đến cửa hiệu giặt là hay cái chuyện phơi quần áo, , đèn đường, hay cái nồi đất, nước giải khát, bún đậu mắm tôm … đều có thể trở thành chủ đề, trở thành nguồn cảm hứng dạt dào giúp cho nhà văn viết nên những câu chuyện Hàn Nội thật đẹo, với biết bao cảm xúc lắng đọng qua từng trang giấy. Để Đỗ Phấn có thể thư thả mà tâm tình thủ thỉ với bạn đọc chuyện xưa tới chuyện nay, từ xa tới gần, từ hiện đại trở về quá khứ. Và những “lát cắt ký ức” ấy khi được nhìn một cách tổng thể, bao quát, rộng lớn lại khiến cho độc giả phải bất ngờ về một hình ảnh Hà Nội thời chưa xa, thật đẹp, thật điềm đạm và kín đáo biết bao.


Mở đầu tác phẩm, khung cảnh mùa xuân hiện lên, nhưng có vẻ xuân năm nay đến hơi chậm chăng?: “Bẽ bàng mùa xuân đến muộn. Khi cái nắng đã chao chát trên những lộc non báo hiệu mùa hè”. Mùa xuân tới khi những tia nắng đã soi rọi qua những mầm lộc non mới nhu. Lòng người ai cũng nao nức, rộn ràng và “Òa thức cùng với xôn xao lá cành”. Òa thức là một động từ được tác giả sử dụng khéo léo, gợi khung cảnh con người và thiên nhiên tỉnh dậy sau những ngày đông giá rét, chào đón một mùa xuân thật vui tươi và ấm áp. Trong tiết trời dịu mát ấy: “Những chiếc lá non đu đưa trong gió tưởng như có tiếng chuông chùa huyền hoặc vọng về từ cõi thanh cao u tịch, Những đứa trẻ tan trường ríu rít dưới gốc cây như những thiên thần bước ra từ lá, Nhiều người Hà Nội chẳng có việc gì cũng vòng xe qua đoạn phố đông mà chật chội, mà hỗn hào đi đứng này chỉ để ngắm nhìn một chút sắc lá ngọt ngào như mật chảy tháng giêng”. Không khí trong lành, cảnh vật vui tươi, con người rạng rỡ vui tươi, Hà Nội ơi! Hà Nội thật đẹp biết bao, làm cho ai đi xa cũng phải nhớ về. Trong khoảnh khắc tiết trời dịu ngọt ấy, tác giả nhớ về người em gái đi xa: “Cô em gái của tôi sống xa Tổ quốc đã hai chục năm có lẻ. Mỗi lần gọi điện về nó lại hỏi con đường ven Hồ Gươm mùa này lá đã rụng? Lạ thế! Mùa nào cũng hỏi như vậy” . Không chỉ cảnh vật, con người, mà những cây cổ thụ đã ở mảnh đất ấy hàng nghìn năm, chứng kiến bao nhiêu là điều đổi thay cũng khiến cho người ta nhớ về. Chúng cứ mãi ở đấy, đến mùa thì lại thay lá, những khoảnh khắc ấy tuy đơn sơ, nhưng lại khiến cho bao người con Hà Nội nơi xa quê phải nhớ về. Thèm lắm cảm giác được nhìn sự đổi thay của từng chiếc lá, từng hàng cây, ước chỉ nhỏ nhoi vậy thôi, nhưng biết bao giờ mới thực hiện được. Vài người đã nhận xét rằng, dường như những cây cổ thụ Hà Nội chẳng ưu ái con người lắm. Bằng chứng rất rõ ràng, in hằn lên cả thân cây “Những thân cây u sần mấu cục đầy thương tích do con người gây nên?” Nhưng đối với tác giả điều đó chẳng có gì là bất ngờ cả, bởi chúng đã cùng người Hà Nội trải qua bao nhiêu gian khó, nếu “Những gốc sấu già Hà Nội lại nhẵn nhụi như những cây chò chỉ trên đường Hùng Vương?” Thì mới là một điều kì tích. Lang thang trên con đường vào mùa xuân ấy, tác giả cảm thấy gương mặt ai cũng vui mừng, phấn khởi đặc biệt là trẻ lại, hay phải chăng tác giả đang cảm thấy bản thân như vậy?: “Hay tự nhận rằng mình như thế?” Chính nhà văn cũng rất thắc mắc điều đó.


Đỗ Phấn- người con nặng tình với mảnh đất Hà Nội. Với bao tình cảm yêu thương và gắn bó, ông đã giữ gìn để rồi viết nên từng trang giấy. “Cõi lá” đã thể hiện rất rõ tình cảm của tác giả dành cho Hà Nội, đồng thời cũng để lại cho độc giả biết bao cảm xúc và niềm xao xuyến về một mảnh đất để thương để nhớ.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |