Bài tham khảo số 2
Hồ Xuân Hương người con gái đã hạ mình xuống lắng nghe tiếng lòng của thời đại trái gió trở trời, để rồi động lòng xót thương biết bao cho thân phận người nữ nhi đẹp đẽ như bồ công anh, mà cũng tan biến nhanh dù phu bạc mệnh, để rồi từ ấy bà đã viết: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn/ Bảy nổi ba chìm với nước non”. Trong thời đại ngự trị của xã hội phong kiến đầy rẫy những bất công, nơi nhân quyền được xem là rẻ rách, không bằng một đồng xu, thì thân phận nữ quyền cũng không đáng bằng cắc bạc. Dù “tài hoa bạc mệnh “như vậy, nhưng người phụ nữ xưa vẫn làm tròn bổn phận “công dung ngôn hạnh” của mình, chính vì thế người ta luôn nhớ tới hình ảnh người phụ nữ ấy qua nét đẹp thướt tha dịu dàng, và có thể ví thành “Bàn bàn nhập họa", “Băng thanh ngọc khiết" tức là vừa đẹp như tranh vẽ vừa thuần khiết trong sáng như băng. Nhưng không thể đánh đồng tất cả bởi vì làm quan còn có người tốt kẻ tham, làm vật còn có giống cái giống đực, thì làm người mấy ai được như bụt trong truyện, như cô tiên trên trời, và người phụ nữ cũng vậy, ngoài cái vẻ đẹp ở thể xác và tâm hồn như nhân vật nàng Thị Kính thì người ta còn nhắc về những cô gái đi trái lại với quan điểm về cái đẹp đó là lẳng lơ, buông thả mình, thể hiện qua nhân vật Thị Mầu. Tất cả những tiêu biểu nhất đã được khắc họa qua đoạn trích Thị Mầu lên chùa trích “Quan âm Thị Kính”
“này chị em ơi
….
Chính chuyên cũng chẳng son để thờ”
Đoạn trích “Thị Mầu lên chùa" trích trong “Quan Âm Thị Kính" được lưu truyền theo nhiều hình thức khác nhau đa dạng và phong phú về thể loại dựa trên một nội dung như hát chèo, cải lương, kịch, thơ và văn xuôi. Đến ngày nay các nhà khảo cổ nghiên cứu văn học vẫn chưa tìm được thi sĩ nào đã sáng tác nên tác phẩm ấy, chỉ biết bảng in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do Nguyễn Văn Vĩnh ấn hành vào năm 1911. Sau này có nhiều dị bản khác được tìm thấy, hay người ta còn phát triển nó trở thành một vỡ diễn chèo để biểu diễn trên sân khấu và phân bố rộng rãi khắp mọi nơi. Nói về 4 chữ nhan đề Quan âm thì theo nghĩa cứu đời tức là một vị bồ tác coi nghe tiếng đời kêu tên mình mà cứu cho, là một người tâm sáng phúc hậu, nhìn thấy được nổi thống khổ của nhân loại không kiềm được mà ra tay giúp đỡ, phù hộ, đây cũng là vị bồ tát trong phật pháp, được người đời ca tụng, thờ phượng và biết ơn. Kề bên hai chữ Quan Âm chính là Thị Kính trong đó từ Thị tức để phân biệt khác với lối đặt tên của người đàn ông. Trong một số quan niệm xa xưa người ta còn cho rằng chữ Thị trong tên tức là để chỉ nữ nhi yếu mền, không làm ra trò trống gì. Đồng thời họ coi chữ Thị như một cách khinh mạc, miệt thị, phân biệt để giơ cao cái quan niệm Trọng quyền nam khinh thế nữ cổ hữu, ngốc nghếch của mình. Và song đó kính có nghĩa là giữ gìn nghiêm cẩn, không phóng túng buông lung, luôn phải giữ gìn cái tâm trong sạch, phúc khí ở đời. Làm tròn được chữ Kính chính là tiến được nữa đường vào đạo vậy. Khi bà Thị Kính đến Chùa Vân mà sư phụ đặt cho là Kính Tâm, cũng một ý ấy vậy.
Qua Quan âm Thị kính đức khí phúc hậu, cốt đức nhẫn nhịn đáng nể phục của nàng Thị Kính được thể hiện rõ nhất qua đoạn trích Thị Mầu lên chùa.Trước cuộc gặp gỡ đầy bi oai nành đã mang cái oan nghiệt ngã được gọi là Oan Thị Kính đúng thật là: "phận người con gái chỉ đẹp nhất lúc chưa chồng…"
Nàng Thị kính một người con gái vừa tài sắc vừa nết na, nàng được gả cho một thư sinh tên Thiện Sỹ con nhà họ Sùng. Hai vợ chồng ăn ở với nhau rất hòa thuận. Một hôm chồng ngồi đọc sách vợ ngồi khâu bên cạnh, lúc sau vì mệt chàng tựa vào bên ngủ thiếp đi. Nàng nhìn thấy trên cầm chồng có một sợi râu mọc ngược, sẵn dao trên tay nàng toan cắt sợi râu đi. Bổng chàng giật mình tỉnh dậy, tưởng vợ có ý định hại mình nên bèn hô tri lên, ba mẹ chồng đến một mực đổ lỗi cho nàng có tình ý giết chồng, rồi kêu Mãng Ông đến trả lại con gái. Sau khi bị oan không tài nào có thể xóa bỏ hiềm ác trông mắt người khác còn mang tiếng Tình Lý gian ngay nổi thống khổ không biết kể cùng ai, nàng bèn quyết tâm đi tu, trước là báo đáp ơn nghĩa sâu nặng của cha mẹ, sau là giải tỏa phần nào nổi oan khiêm. Đang trong đêm, nàng cắt tóc giả thành nam nhân và trốn khỏi nhà. Một lần nữa, nàng lại mắc vào cái oan bị cho là đã bỏ nhà theo trai. Nhưng nàng vào chùa là để tìm khoảng bình yên trong lòng, nàng muốn tránh những nhiễm khích, mưu toan, chật vật, khốn khó của đời với phận nữ nhi. Vậy mà cớ sự nào có bao giờ được như ý.
Vào Chùa cũng là nơi nàng gặp người con gái Thị Mầu với những tính cách đi ngược lại với quan niệm về người phụ nữ xưa nay đó là làm con gái phải đi nhẹ nói khẽ, lễ phép, lịch sự, nhu mì là ấn tượng đầu tiên người ta đánh giá về mình. Hơn nữa chính là biết cầm kỳ thi họa và phải tề gia nội trợ. Bởi vậy, ngay cái nhìn đầu tiên qua lời nói, cách ăn mặc, phép hành xử ta cũng có thể thấy được sự đối lập giữa hai nhân vật Thị Mầu và Thị Kính.
“ này chị em ơi
…
Bạch nhà sư trong ấy, cho chú tiểu ra nhận lễ, cho tôi còn về nào”
Giữa một không gian yên tĩnh, linh thiêng, thanh tịnh của nhà chùa, bỗng bị phá tan bởi sự náo loạn trong ngồn ngộp sắc màu vẽ đẹp phàm tục của Thị Mầu, những tà áo dài cánh sen cùng yếm thắm, chiếc khăn xanh rực rỡ tung bay uốn lượn theo những vòng múa cuồng nhiệt, thể hiện cho sự khát khao tình yêu mãnh liệt, đam mê cháy bỏng, trong thời khắc căng tràn sức sống của Thị Mầu. Nhưng cũng kèm theo đó là những tiếng hò chẳng mấy giữ phép tắc khi ở nơi chùa Linh Thiêng, nơi được cho là yên tịnh, nhẹ nhàng như thế này không phù hợp với sự năng động, xốc xáo của nàng.
Trái ngược với Thị Mầu, Kính Tâm như người con đã quy y vào cửa phật, nàng lễ phép trong lời nói, trước môi hở ra lời đều A Di Đà Phật chính nàng sống như Phật ở trong mình thể hiện lên đây là con người có tâm đức hiền lành, tin vào phật pháp, tin vào nhân quả trong đời bởi vì thế nên không ham mê vật chất phàm trần, nàng ăn mặc giản dị với trang phục nâu sồng, dáng vẻ bình lặng vô vị, nàng nương cửa Phật nhất tâm thiền định rũ bỏ mọi ảo vọng của cuộc sống trầm luân.
Hai nhân vật mang hai hình tượng đối lập không chỉ được xếp cạnh nhau mà còn đan xen vào nhau, có chỗ đan xen vào nhau thật là tài tình thủ pháp, bộc lộ được tính cách giữa hiền đức nhu mì của Thị Kính và Sự lơ lẳng, buông thả trong con người Thị Mầu.
Cuộc gặp gỡ của hai người không chỉ là một cuộc đối thoại mà còn là sự nảy nở tình duyên từ một phía của Thị Mầu, cũng là nghiệp duyên oan ức của Thị Kính. Từ đây con người của Mầu càng được bộc lộ rõ nét. Khi Thị Mầu được Kính Tâm hỏi tên “Cô cho biết tên để tôi vào lòng sớ" thì Thị Mầu lại kể hơn cả cái tên “tên em ấy à", “Là Thị Mầu, con gái phú ông …Chưa chồng đấy nhá" ấy điều cũng đã nói lên được cô là người lẳng lơ thế nào, đến thấy thầy tu mà cũng muốn gạ gẩm, chẳng khác nào phạm vào giới nghiêm của Phật Pháp. Việc khoe khoang “chưa chồng" có phải Thị Mầu đang ngỏ ý muốn mở đường kết duyên với kính Tâm chăng. Đối lại Kính Tâm vẫn giữ được sự trang nghiêm, lòng luôn hướng về phật luôn lấy cái đúng và đức đi đầu, đáp lại theo lễ thường của một người quy y:
“ A Di Đà Phật
Khấn nguyện thập phương
Kinh trình tam bảo
Lòng người có đạo
Đem của cúng đàn
Một nén cũng biên
Một đồng cũng kể
Tuy vân bạc lễ
Dân kiến thành tâm
Phật Tổ giáng lâm
Quỷ thần soi xét”
Kính Tâm vẫn luôn thể hiện cô là một người con gái không chỉ đẹp nết, đẹp lẫn người, mà còn thấu hiểu phật pháp, vừa thông minh vừa lễ độ, Kính Tâm luôn ghi nhớ công đức, lễ nghĩa của người khác, không bàn đến vật nhỏ hay lớn đều xuất phát từ tâm thì đó cũng chính là ân phúc Chùa nhận được, cô còn cầu nguyện cho họ nhờ phật tổ chứng giám cả lòng thành. Bởi lẽ vì tâm hồn thanh cao đức độ như vậy nên dù cô có giả làm nam nhân khuôn mặt vẫn toát nên sắc đẹp khiến Thị Mầu rung động. Đúng như câu ông cha ta thường nói “Tâm sinh tướng" bên trong ra sao bên ngoài sẽ thể hiện như vậy.
Thị Mầu vẫn không tiếc lời phóng khoáng bộc lộ suy nghĩ một cách tự do, không biết suy xét lẽ tình, trước vẻ đẹp thu hút của Kính Tâm, Thị Mầu nghĩ gì nói đấy “người đâu mà đẹp như sao băng ấy nhỉ”. Nghe thấy thế người bên cạnh bèn nhắc nhở cô “ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi”. Lạ kỳ thay trên đời này ai lại đi bảo người tu hành thế chứ, lời nhắc nhở ấy chính là bảo Thị Mầu phải tiết chế lại, phải biết giữ lễ nghi đối với ranh giới giữa người thường và người quy y. Shakespeare đã từng nói “cái đáng sợ nhất là căn bệnh không chịu lắng nghe, đó là một tệ nạn hết sức phổ biến “Phải chăng cái căn bệnh đó đã ăn sâu vào cốt cách của Thị Mầu để nàng có thể phớt lờ lời khuyên bảo dễ dàng như vậy, Mầu còn tự tin đáp lại không xấu hổ, thẹn thùng mà còn pha chút đanh đá “đẹp thì người ta khen chứ sao" song đó Thị Mầu còn trêu đùa trọc ghẹo Kính Tâm, thỏa sức bộc lộ, giải bày tình yêu say đắm của mình bằng những câu hát giao duyên, đôi lúc lại cởi mở đến sổ sàng:
“Người đâu đến ở chùa này
– Cổ cao ba ngấn lông mày nét ngang
(ấy mấy thầy tiểu ơi)
- Thầy như táo rụng sân đình
Em như gái dỡ đi rình của chua
(Ấy mấy thầy Tiểu ơi)
– Cầu non tiện chũm lòng đào
Trầu tiêm cánh phượng thiếp trao cho chàng
(ấy mấy thầy tiểu ơi)
Những lời nói có cánh đó qua âm hưởng điệu hát chèo ví nhân gian đồng bắc bộ đã được chèo hóa thành lối nói lửng, đầy biểu cảm, nao nức và bùng lên trong điệu Cẩm giá và Bình Thảo, cũng một phần thể hiện tính lẳng lơ của Thị Mầu khi nàng hát “cau non tiện chũm long đào" hai tay người diễn như “đôi gò bồng đảo" một cách đầy gợi tình, khiêu khích. Tiếp đến “trầu tiêm cánh phượng thiếp trao cho chàng" hai tay người giơ lên cao và mở rộng ra như khoe cả thân thể đầy quyến rũ, táo bạo, như háo hức, mời trào và khát khao dâng hiến cho chàng. Từ đó ta có thể thấy quan niệm về tình yêu của Thị Mầu có thể nói như một trò đùa, không biết phân biệt sai trái khi dám ghẹo tiểu nơi phật pháp.
Giai điệu của Thị Mầu mang đến đầy sắc ong bướm, sôi động thì giai điệu Thị Kính mang lại lại “bình ổn, nhẹ nhàng" trong suốt cả câu hát nói "Niệm nam mô A Di Đà Phật, tôi niệm Nam mô A Di Đà Phật". Nàng nghiêm nghị trước Thị Mầu, không để những sắc dục phàm trần làm mờ mắt, một phần nữa bời lẽ nàng cũng là nữ nhi nên đôi phần không có hứng thú. Phần lớn hơn chính là nàng đã bước vào cửa phật, phải giữ lấy luật lệ làm đầu, ranh giới của thánh thiện và tội lỗi rất dễ mắt phải, nhất là qua xác thịt.
Trong lời thoại của hai nhân vật, ta thấy Thị Mầu là người nhiều lời thoại hơn Kính Tâm. Từ đó đã cho thấy, Kính Tâm là người ít nói, kiệm lời, nàng dường như không muốn tiếp xúc với thị Mầu. Còn Thị Mầu lại trái ngược lại, Thị nhiều chuyện, nói không có điểm dừng, vui vẻ khi đạt được mục đích của mình.
"Đưa chổi đây em quét, rồi em nói chuyện này cho mà nghe"
Thị xốc xáo lẳng lơ, chạy đến dựt chổi trên tay Kính Tâm mục đích chỉ là muốn chạm tay với người. Nhưng đối lại chỉ là sự vô tình của Kính Tâm:
“Mô Phật
Cô buông ra để tôi quét chùa kẻo sư phụ người lại quở chết"
Quan niệm về tình yêu đối với Thị Mầu rất đơn giản, chỉ cần thấy thích là có thể tiến tới. Nhất là nàng lại hám sắc, say mê cái đẹp thì hạnh phúc đơn giản chính là yêu cái đẹp, Nàng bỏ qua sự rào cản về lễ nghĩa, giáo lý, gia đình để có thể làm điều mình thích. Suy xét lại Thị Mầu cũng là người con gái mạnh mẽ, dám nghĩ dám làm, dám bộc lộ cái tôi nói lên quan điểm, nhận xét của mình. Tính cách của Thị như một làn gió mới cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến.
Còn đối với Kính Tâm, người con gái bị gia đình chồng vu oan, một nổi oan nghiêm cả đời không thể rửa. Đối với nàng tình yêu nam nữ không còn quan trọng nữa, thay vào đó nàng đi yêu những nổi khổ đau của nhân loại hơn, nhất là những móc xích còng chặt thân phận người phụ nữ không có tiếng nói, không được giải bày tâm sự nổi thống khổ trong lòng, vì thế nàng đến với Phật.
Trong đoạn trích “Thị Mầu Lên Chùa" tiếng đế đã trực tiếp thể hiện quan điểm về Thị Mầu qua các câu:
“Ai lại đi khen chú tiểu thế cô Mầu ơi"
“Mầu ơi nhà mày có mấy chị em, có ai như mày không?"
“Dơ lắm! Mầu ơi!”
“sao lẳng lơ thế cô Mầu ơi"
Tiếng Đế đã phần nào chỉ trích, đánh giá Thị Mầu là người con gái lằng lơ, không biết phép tắc, không biết lễ nghĩa, gia giáo. Điều này không có gì bàn cãi, bởi nàng không phù hợp với vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa.
Qua đoạn trích Thị Mầu lên chùa trích Quan Âm Thị Kính ta có thể khẳng định đinh ninh một lần nữa, văn bản này thuộc thể loại chèo. Bởi văn bản xoay quanh cách giáo dục sống, ứng xử giữa người với người theo đạo lý dân gian. Đều có hai nhân vật đào thương và đào lệch. Xong đó cấu trúc văn bản gồm nhiều màn và cảnh, mỗi cảnh lại đóng một vai trò khác nhau. Cả Trong lời thoại có bao gồm lời thoại của ba nhân vật và tiếng đế cùng ba hình thức: đối thoại, đọc thoại, và bàng thoại. Đồng thời, lời thoại của các nhân vật trong văn bản đều bao gồm cả múa và hát.
Nhà văn Nga Aimatôp có nhận định: “Tác phẩm văn học chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng, không bao giờ hết khả năng kể chuyện” qua tác phẩm trên, tác giả muốn khẳng định vẻ đẹp truyền thống, đứt tính tốt đẹp của người con gái xưa qua nhân vật Thị Kính, nàng vừa đẹp nết lại đẹp người, lại có tấm lòng nhẫn nhịn, bao dung, chính chắn vô cùng, tuy cũng giống bao người phụ nữ khác “hồng nhan nhưng bạc mệnh", nhưng họ chưa bao giờ đánh mất sự thuần khiết, thanh cao trong mình. Nguyễn Du cũng vì thương xót cho nàng Tiểu Thanh, một người con gái tài sắc vẹn toàn song lại có cuộc đời lận đận và qua đời tuổi 18. Chính vì vậy, mà ông đã viết nên bài thơ “Độc Tiểu Thanh Ký" bằng những thương xót, tiếc nuối, đồng cảm , thấu hiểu và căm hờn nhất khi ông đọc được từ mãnh giấy nhật ký cháy nát vụn đã một nữa. Ông đã từng viết “đau xót thay phận đàn bà, lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". Dù người phụ nữ xưa chịu nhiều khổ cực, bất hạnh, thân xác họ bị đời xé giằng ra từng mảnh. Nhưng những phẩm chất mà họ tạo ra và gìn giữ sẽ mãi còn nguyên vẹn. Song văn bản cũng lên án, phản ánh những người phụ nữ mưu mô, xảo quyệt, lơ như Thị Mầu. Đáng lẽ ra cái cốt yếu “thân xác" phải gìn giữ của người con gái là quan trọng, mà nàng lại hành động như muốn dâng hiến nó cho người khác một cách miễn phí, nàng làm theo cái mình thích nhưng lại không biết phân biệt điều thích đó là đúng hay sai. Để lại hậu quả đau lòng cho mình và người khác.