Bài tham khảo số 2
"Mỗi tác phẩm văn học là kết quả được nhào nặn từ đời sống", nói như vậy quả thật không sai. Nếu tác phẩm văn học chỉ là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không truyền được cảm hứng đến với đọc giả, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật. Nam Cao đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại thông qua các tác phẩm của mình, đồng thời tìm ra cho mình một lối đi riêng khác hẳn với những nhà văn cùng thời đầu. Đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta sẽ thấy rõ được điều đó. Và tác phẩm cũng đã để lại giá trị hiện thực sâu sắc, lên án những thế lực chỉ biết sống dựa vào sức lao động của người khác.
"Mỗi tác phẩm văn học là kết quả được nhào nặn từ đời sống", nói như vậy quả thật không sai. Nếu tác phẩm văn học chỉ là sản phẩm của hư cấu và tưởng tượng mà không mang hơi thở đời sống thì sẽ không truyền được cảm hứng đến với đọc giả, văn học bao giờ cũng là chuyện cuộc đời mang trong mình sứ mệnh cao cả của một nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật. Nam Cao đã khẳng định được vai trò, vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam hiện đại thông qua các tác phẩm của mình, đồng thời tìm ra cho mình một lối đi riêng khác hẳn với những nhà văn cùng thời đầu. Đọc tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao ta sẽ thấy rõ được điều đó. Và tác phẩm cũng đã để lại giá trị hiện thực sâu sắc, lên án những thế lực chỉ biết sống dựa vào sức lao động của người khác.
Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tác mà hiện thực đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau. Cùng viết về đề tài người nông dân trong xã hội thực dân phong kiến các nhà văn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan hay Nam Cao đều phản ánh sâu sắc và chân thật tình trạng khốn cùng của người nông dân Việt Nam trên con đường bị bần cùng hóa. Xã hội của văn Nam Cao trong Chí Phèo là sự thu nhỏ ở làng quê – một không gian tù túng, ngột ngạt mà bọn phong kiến có thể đẩy con người vào cảnh cùng đường phải bán nhân phẩm, nhân cách của mình, bán đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Khác với Ngô Tất Tố hay Nguyễn Công Hoan chỉ tập trung vào nỗi khổ tột cùng về vật chất của người nông dân thì với Chí Phèo – người nông dân còn đau đớn hơn với nỗi khổ về tinh thần.
Bằng ngòi bút sắc sảo của mình, Nam Cao đã phản ánh những vấn đề cơ bản của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám. Vạch ra mối quan hệ nội bộ của giai cấp thống trị, chia bè chia phái của bọn địa chủ cường hào. Chúng gồm nhiều cánh khác nhau, thường đối nghịch với nhau. Bọn chúng là một "quần ngư tranh thực", mồi thì ngon mà bè nào cũng muốn tranh cho bằng được. Do đó chúng thường rình cơ hội để đè đầu cưỡi cổ lên nhau tranh giành miếng ăn. Song mặt khác, chúng du lại với nhau để cùng bóc lột những người nông dân nghèo, đẩy những người nông dân đến bước đường cùng miễn sao có được những thứ mà chúng muốn. Đây là hiện tượng có tính quy luật ở nông thôn, ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội - ruồi muỗi phải chết oan uổng khi trâu bò húc nhau.
Dựng nên bức tranh xã hội ở nông thôn, trước hết Nam Cao tập trung làm nổi bật xung đột giai cấp giữa địa chủ cường hào với người nông dân bị áp bức - phản ánh hiện thực nông thôn trên bình diện mâu thuẫn giai cấp. Nó làm nên giá trị nhận thức và sức mạnh phê phán to lớn. Ở xã hội thối nát ấy diễn ra rất nhiều mâu thuẫn, chèn ép lẫn nhau. Mâu thuẫn giữa cái cánh địa chủ với nhau, mâu thuẫn giai cấp đối kháng, gay gắt giữa bọn địa chủ cường hào thống trị với những người nông dân bị áp, bức bóc lột. Tiêu biểu là mâu thuẫn giữa Chí Phèo và Bá Kiến. Bá Kiến là một tên địa chủ tàn ác, xảo quyệt, biết dùng những phương châm trị dân được đúc kết từ mấy đời ra để đối phó với người dân nghèo đói, những người bần cùng tận đáy xã hội. Lão đẩy những người dân vốn chất phác, lương thiện vào hố sâu của tội lỗi, thậm chí là tha hóa nhân hình lẫn nhân tính. Biến họ thành con quỷ dữ, bị xã hội loài người coi khinh, đẩy ra bên rìa của xã hội không cho hòa nhập và chặn tất cả những con đường trở về làm người của họ. Thường thì mâu thuẫn này vốn chưa bao giờ được dung hòa, phải giải quyết bằng những biện pháp quyết liệt, dữ dội. Tác giả rất căm ghét xã hội mục nát ấy đã đẩy con người ta xuống vực sâu không thể vực dậy được, chỉ có thể giải thoát bằng cái chết.
Hiện thực đời sống tăm tối, đau khổ của người nông dân, người lao động lương thiện được thể hiện tập trung qua số phận của nhân vật Chí Phèo. Có lẽ nhà văn cũng rất buồn, rất đau khổ khi khái quát số phận nghiệt ngã của người nông dân. Nhưng với ông, văn chương chính là nơi để nói lên sự thật chứ không phải đánh bóng sự thật. Cuộc đời Chí là một chuỗi ngày khổ đau, từ khi sinh ra Chí đã là một đứa trẻ mồ côi, khi lớn lên rất hiền lành, chịu khó làm thuê làm mướn để kiếm sống. Nhưng xã hội bất công và giai cấp gian ác đã không cho Chí được sống yên bình trong kiếp người nông dân. Chí bị đẩy vào tù tội. Lòng uất hận vì bị tù oan khiến Chí thay đổi tính nết và cả ngoại hình. Chí ra tù với dáng dấp của một thằng “săng đá” và được Nam Cao cảm nhận bằng ba từ “trông gớm chết”. Chí săm trổ, cái mặt cơng cơng, cái đầu cạo trọc lốc, cái răng trắng hếu… Những từ ngữ ấy quá đủ cho ta thấy Chí hiện giờ mang dáng hình của một con quỷ dữ. Chí còn chìm trong những cơn say triền miên. Hắn đi tới đâu là chửi tới đó nhưng không một ai thèm đáp lại tiếng chửi của hắn, dường như hắn đã bị loại bỏ khỏi xã hội làm người.
Hình ảnh của Chí lúc này là hình ảnh của những người nông dân bị bần cùng hóa sống trong xã hội đó. Họ rơi vào hoàn cảnh khó khăn, tới bước đường cùng và đánh mất nhân cách của chính mình. Qua đó, Nam Cao muốn phơi bày tội ác của bọn thực dân phong kiến đã đẩy người nông dân vào tình cảnh này. Nếu như không bị đẩy vào tù, có lẽ Chí vẫn là một con người rất lương thiện, hiền lành và chịu khó. Chí vẫn sống với vai trò là một kẻ đi làm thuê làm mướn để tự nuôi thân. Và nếu xã hội không thành kiến với những kẻ ở tù về, có lẽ Chí cũng không phải chìm đắm trong những cơn say, cũng không phải gào thét lên những lời chửi rủa chua ngoa để mong có ai đó đáp lại lời mình, để Chí biết rằng Chí vẫn được coi là một con người thực sự. Nhưng bản chất xã hội lúc bấy giờ quá tàn ác, quá bất nhân.
Giữa lúc cả làng Vũ Đại xem Chí như quỷ dữ, đẩy Chí ra bên lề của xã hội thì một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn lại có tấm lòng vàng, thấy Chí hiền lành, Thị Nở chính là chiếc cầu nối đưa Chí ở đáy sâu của sự tha hóa thức tỉnh bản chất người lao động. Bằng sự chăm sóc giản dị, tình yêu thương mộc mạc mà chân thành của người đàn bà khốn khổ đã khơi dậy linh hồn Chí Phèo. Chí nghe thấy những âm thanh cuộc sống thường ngày mà bấy lâu nay vùi trong những cơn say nên Chí không biết đến. Nó vang động sâu xa trong lòng Chí, trở thành tiếng gọi cuộc sống khẩn thiết, làm Chí nhớ đến ước mơ nho nhỏ ngày xưa và Chí thèm khát được trở về làm người lương thiện. Khi Thị Nở bưng bát cháo hành đến hắn ngạc nhiên bởi đây là lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Hắn nhận ra hương cháo hành - hương vị tình yêu thương chân thành, hạnh phúc giản dị mà có thật. Chính Thị Nở đã làm cho bản chất của Chí sống lại. Nhưng cũng chính Thị Nở lại đẩy Chí vào bước đường cùng thêm một lần nữa khi chối từ tình cảm của Chí. Và cuối cùng Chí tìm đến nhà Bá Kiến để giết Bá Kiến và cũng giải thoát cho chính mình. Qua đó ta thấy được, Chí Phèo đã khái quát được hiện thực mang tính quy luật trong xã hội cũ: có áp bức, có đấu tranh, tự đấu tranh và rồi dẫn đến kết cục bi thảm.
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình và những lời văn chân thực, giàu cảm xúc, nhà văn Nam Cao đã vẽ lại cuộc sống thực tế của những người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ. Đồng thời ông cũng vạch ra tội ác của bọn thực dân phong kiến tàn nhẫn đã đẩy người nông dân vào cảnh sống lầm than. Chúng không những bóc lột tiền bạc, sức lao động của dân nghèo mà còn chà đạp lên tâm hồn và nhân cách cao cả của họ, biến họ thành những con quỷ dữ giữa cuộc đời.