Bài tham khảo số 2
Câu 1 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Bản dịch chưa sát với nguyên tác chữ Hán của câu thơ, từ “múa giáo” chưa thể hiện được hết ý nghĩa của hai từ “hoành sóc”.
- Từ “hoành sóc” là cầm ngang ngọn giáo mà trấn giữ non sông. Cả ý nghĩa lẫn âm hưởng của từ “hoành sóc” tạo nên cảm giác kì vĩ và lớn lao hơn..
- Trong câu thơ đầu, hình ảnh con người xuất hiện trong bối cảnh không gian, thời gian rộng lớn.
- Không gian mở theo chiều rộng của núi sông, chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm.
- Thời gian được đo bằng năm (cáp kỉ thu - mấy năm).
- Con người được đặt trong không gian kì vĩ trở nên vĩ đại hơn.
=> Hình ảnh con người hiên ngang, mang tầm vóc của con người vũ trụ, non sông.
Câu 2 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Câu thơ “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” có hai cách hiểu:
- Cách hiểu thứ nhất, có thể hiểu là: “ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu”.
- Cách hiểu thứ hai, có thể hiểu là: “Ba quân hùng mạnh khí thế át sao Ngưu”.
=> Quân đội nhà Trần mạnh cả về trí và lực, đầy đủ binh hùng tướng mạnh cùng những vị đại tướng quân trí, dũng song toàn…
=> Cái thế ấy đúng là đủ sức làm thay đổi cả trời đất.
Câu 3 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Món “nợ công danh” mà nhà thơ nói đến ở đây vừa là khát vọng lập công, lập danh (mong để lại tiếng thơm, sự nghiệp cho đời) vừa có ý “chưa hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước”.
- Thời trung đại, trang nam nhi sống theo lí tưởng “Phải có danh gì với núi sông”, với họ lập công danh đóng góp tài sức cho đất nước là một món nợ đời phải trả.
Câu 4 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Ý nghĩa nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối:
- Thể hiện vẻ đẹp, giá trị nhân cách của người anh hùng. Phạm Ngũ Lão ‘thẹn” vì chưa có được tài năng mưu lược như Vũ hầu Gia Cát Lượng để giúp dân, giúp nước.
- Nỗi thẹn của con người có trách nhiệm với đất nước, non sông.
Cái tâm ngời sáng của con người có tư tưởng trung quân ái quốc.
Câu 5 (trang 116 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bài thơ khắc họa thành công hình ảnh người anh hùng hiên ngang, lẫm liệt, bất khuất cùng với lý tưởng và hoài bão cao đẹp => Hào khí Đông A.
=> Bài học lớn về lý tưởng và lẽ sống cho thế hệ trẻ.