Bài tham khảo số 11

Xuân Quỳnh là gương mặt nhà thơ nữ tiêu biểu trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Bằng tâm hồn nhạy cảm, nữ tính Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, đặc sắc nhất trong những sáng tác của bà có thể kể đến bài thơ “Sóng”.


Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói đằm thắm, nữ tính của tâm hồn người phụ nữ đầy nhạy cảm, tinh tế. Tuy trải qua một cuộc đời nhiều nỗi buồn nhưng Xuân Quỳnh không để lại trong thơ những cay đắng, những cảm xúc tiêu cực về cuộc đời mà luôn thể hiện tình yêu vừa chân thành vừa đằm thắm, vừa mãnh liệt lại vừa khắc khoải da diết.


Mượn hình ảnh con sóng ngoài tự nhiên, Xuân Quỳnh đã gợi ra biểu tượng tuyệt đẹp của tình yêu, những trạng thái của sóng đã trở thành những ẩn dụ về cảm xúc, tâm trạng và những khát khao của người con gái trong tình yêu. Đặc biệt, trong hai khổ thơ đầu, tác giả Xuân Quỳnh không chỉ thể hiện được những trạng thái đối lập của cảm xúc trong tình yêu mà còn là những khát khao vươn tới những điều vĩ đại, cao cả:


“Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”


Trong khổ thơ đầu tiên, Xuân Quỳnh đã sử dụng hai cặp từ mang sắc thái đối lập để miêu tả đặc điểm của con sóng hay cũng chính là những trạng thái đối lập mà thống nhất trong tâm hồn người con gái trong tình yêu. Nữ sĩ sử dụng liên từ “và” để thể hiện quan hệ cộng hưởng, nối tiếp của những trạng thái đối lập trong tình yêu để tạo nên chỉnh thể thống nhất về cảm xúc. Khi yêu, người phụ nữ không chỉ có những giây phút nồng nhiệt, sôi nổi mà còn có những lúc bình lặng, lắng sâu.


Trong tình yêu, trái tim của chủ thể trữ tình thường có xu hướng tìm đến thế giới rộng lớn, nơi tình yêu có thể bộc lộ trọn vẹn những nồng nhiệt cũng như lắng sâu mà không chịu bó hẹp trong phạm vi nhỏ hẹp, tù túng:


“Sông không hiểu nổi mình

Sóng tìm ra tận bể”


“Hiểu nổi mình” là khát vọng muôn đời của con người, để hiểu được mình thì cần đặt bản thân trong phạm vi rộng lớn của cuộc đời, nơi chứa đựng những điều bí ẩn, kích thích sự tò mò, khám phá và tìm hiểu của con người. Trong câu thơ này, tác giả đã rất khéo léo khi sử dụng từ “tìm” để thể hiện sự chủ động của con sóng khi đang nỗ lực vượt qua khỏi phạm vi chật hẹp của sông để hướng tới cái bao la, rộng lớn của bể.


Qua bốn câu thơ đầu, tác giả Xuân Quỳnh đã chỉ ra những đặc điểm của tự nhiên của con sóng cũng là những trạng thái tự nhiên của tình yêu. Qua đó tác giả đi đến khẳng định sự tồn tại bất biến của tình yêu trong cuộc đời:


“Ôi con sóng ngày xưa

Và ngày sau vẫn thế”


Bằng những cụm từ chỉ thời gian “ngày xưa”, “ngày sau”, tác giả Xuân Quỳnh đã khẳng định những đặc điểm, trạng thái của sóng đã có từ ngàn đời, bất biến qua thời gian. Trạng từ “vẫn thế” đã thể hiện chân lí không bao giờ đổi thay của tình cảm.


“Nỗi khát vọng tình yêu

Bồi hồi trong ngực trẻ”


Bên cạnh con sóng ngoài tự nhiên, đến câu thơ này ta có thể bắt gặp hình ảnh của con sóng tâm hồn. Tác giả đã khái quát về quy luật của tình cảm, tình yêu là thứ tình cảm thiêng liêng, cháy bỏng, là nỗi khát vọng muôn đời trong trái tim những con người trẻ tuổi, trẻ lòng. Hành trình của sóng đến bờ cũng chính là hành trình của cảm xúc để đến bến bờ của tình yêu Nếu con sóng chủ động chối bỏ những chật hẹp để tìm đến không gian rộng lớn của đại dương thì “em” cũng luôn khát khao về một tình yêu lớn, khát khao về một tình yêu đẹp đẽ không có những nhỏ nhen, toan tính.


Bằng hình tượng sóng đầy đặc sắc, Xuân Quỳnh đã mang đến hơi thở đầy mới mẻ cho thơ tình Việt Nam, tình cảm nhẹ nhàng đầy nữ tính trong sóng cũng như bông hoa dọc chiến hào có thể làm dịu đi cái khốc liệt của chiến tranh, làm đắm say độc giả bao thế hệ.

Bài tham khảo số 11
Bài tham khảo số 11
Bài tham khảo số 11
Bài tham khảo số 11

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |