Bài tham khảo số 10

Bài thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy ra đời năm 1978, năm đất nước đã bước vào công cuộc kiến thiết xây dựng đất nước. Cuộc chiến tranh đã đi qua nhưng dư âm của nó vẫn còn vang vọng trong tâm hồn nhiều thế hệ, như một quy luật cuộc sống sau chiến tranh với những bộn bề lo toan xây dựng đã làm người ta quên đi quá khứ, quên đi ân nghĩa của bao người. “Ánh trăng” ra đời trong dòng cảm hứng sám hối, tự truyện của văn học sau những năm 1978.


Ánh trăng trong văn học luôn là đề tài gắn với lãng mạn. Với Nguyễn Duy, ánh trăng biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại. “Ánh trăng” là hình ảnh của quá khứ, là nhân dân, người lính, lí tưởng chiến đấu, “Ánh trăng” được viết theo thể thơ năm chữ gồm sáu khổ và bố cục ba phần tương ứng với ba giai đoạn, ba hoàn cảnh khác nhau trong cuộc đời người lính. Hai khổ đầu là sự gắn bó giữa người lính với ánh trăng. Hai khổ sau là những lãng quên, hai khổ cuối cùng là lời tự thú, tự nhắc nhở mình không được lãng quên quá khứ.


Hình ảnh gắn liền với một quá khứ nghĩa tình gắn bó là ánh trăng tri kỉ: “Vầng trăng tình nghĩa”. Trong quá khứ ấy, người lính sống với vầng trăng, bầu bạn với vầng trăng. Thời gian của quá khứ được tính theo trình tự trước sau: hồi nhỏ: những kỉ niệm mộc mạc mà đáng nhớ, hồi chiến tranh ở rừng. Hai đoạn đó nghĩa tình gắn liền với trăng, vầng trăng là tri kỉ, tình nghĩa.


Ý nghĩa hàm ẩn trong những cách gọi tên vầng trăng đã nói lên mọi quan hệ gần gũi như máu thịt của người lính và vầng trăng - với nhân dân. Cuộc chiến tranh đã trôi qua, người lính trở về với những bộn bề cuộc sống hàng ngày. Những bộn bề đã che khuất vầng trăng.


Từ hồi về thành phố

quen ánh điện, cửa gương

vầng trăng đi qua ngõ

như người dưng qua đường


Hình ảnh đối lập với vầng trăng, ánh điện cửa gương - là hình ảnh của tiện nghi vật chất. Sự có mặt của những tiện nghi đã che lấp quá khứ, che lấp kí ức. Sự gắn bó với vầng trăng, những tình nghĩa với vầng trăng đã lùi vào quên lãng: “Vầng trăng đi qua ngõ /như người, dưng qua đường”.


Chỉ đến khi hình ảnh của những tiện nghi vật chất mất đi và sự bình lặng, trong đường tròn không thay đổi của vầng trăng tri kỉ xưa xuất hiện thì quá khứ bỗng như là một nhắc nhở, tràn về trong kí ức. Người đang lãng quên quá khứ. Trăng giờ như gương mặt của quá khứ, gương mặt sáng trong, giản dị, nghiêm khắc soi tỏ tâm hồn người:


Ngửa mặt lên nhìn mặt

có cái gì rưng rưng

như là đồng, là bể

như là sông, là rừng.


Trăng mang gương mặt của quá khứ: gương mặt sáng trong giản dị và nghiêm khắc soi tỏ tâm hồn người.

Trăng cứ tròn vành vạnh

kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc

đủ cho ta giật mình.


Trăng hình như chưa bao giờ thay đổi “cứ tròn vành vạnh”. Cả bài thơ, sáu lần sử dụng hình ảnh vầng trăng để nói về quá khứ: vầng trăng khẳng định ý nghĩa tròn đầy như sự thuỷ chung trọn vẹn của nhân dân của những người đã từng nhường cơm sẻ áo cùng người lính.


Ánh trăng không thay đổi bao nhiêu thì nỗi day dứt trong tâm hồn người lính ấy càng sâu sắc bấy nhiêu. Tâm trạng tự thú, sám hối ở cuối bài thơ là lời nhắn nhủ với chính mình: không được lãng quên quá khứ, không được vô ơn. Cảm hứng tự thú và sám hối cũng đã được Nguyễn Minh Châu diễn tả trong truyện ngắn “Bức tranh” khắc họa bức chân dung sám hối của nhà văn đồng thời khẳng định bản chất tốt đẹp, hướng thiện vẫn luôn sống mãi trong tâm hồn người lính.


“Ánh trăng” của Nguyễn Duy cũng là một hình thức để tỏ lòng sám hối. Bài thơ kết thúc bằng một lời nhắc nhở chính mình của những người trong cuộc. Với “Ánh trăng”, nhà thơ đã khắc họa hình ảnh của nhân dân, một nhân dân thủy chung, độ lượng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |