Bài tham khảo số 1

Thế giới ngày càng trở nên hiện đại và xô bồ. Để thỏa mãn lòng tham và nhu cầu khẳng định bản thân, đôi khi con người chọn từ bỏ những giá trị sống tích cực để chạy theo lối sống phù phiếm, giả dối. Điều này đã tạo nên một căn bệnh mới cho xã hội: bệnh thành tích.


Vốn dĩ, thành tích chỉ những kết quả tốt đẹp mà con người đạt được sau quá trình nỗ lực phấn đấu. Có thành tích đồng nghĩa với việc ta chứng minh được năng lực của bản thân, nhận được sự tôn vinh từ cộng đồng. Đối lập với điều này, bệnh thành tích lại mang là cụm từ mang nghĩa tiêu cực. Bệnh thành tích là lối sống chạy theo danh vọng, đặt danh lợi lên trên tất cả. Nó được thể hiện cụ thể ở việc chỉ quan tâm đến kết quả cuối cùng mà không quan tâm quá trình phấn đấu, không từ mọi thủ đoạn để đánh bóng tên tuổi, ám ảnh về việc phải nhận được sự tán dương từ mọi người xung quanh,…


Bệnh thành tích mang lại rất nhiều tác hại cho cá nhân và cộng đồng. Trước hết, chạy theo thành tích khiến con người trở thành những kẻ ích kỉ, vô cảm. Ta sẵn sàng chà đạp lên người khác, vứt bỏ những giá trị đạo đức để thỏa mãn sự tham lam. Hám thành tích bao giờ cũng đi liền với sự dối trá, lừa lọc, dốt nát. Thật kinh hoàng biết bao khi xã hội tràn ngập những kẻ đạo đức giả, những tấm bằng đại học giả, những tên “ngụy tri thức”,… Tri thức bị coi rẻ, dễ dàng mua – bán nên việc học sẽ không còn giá trị. Không chỉ vậy, chính vì sự ám ảnh với thành tích mà con người luôn sống trong sự căng thẳng, áp lực. Bệnh thành tích không giết chết chúng ta trong đau đớn như những căn bệnh thể chất nhưng sẽ khiến ta mục ruỗng từ bên trong. Xã hội sẽ diệt vong nếu căn bệnh này kéo dài.


Ta dễ dàng nhận thấy rằng trong nhiều trường học, lễ tổng kết cuối năm dường như trở thành lễ tuyên dương thành tích. Điểm số, phần trăm học sinh đạt loại Khá/Giỏi được đề cập rất nhiều. Trong khi đó, không ai thống kê có bao nhiêu học sinh cảm thấy tự hào hoặc hạnh phúc về môi trường học tập, bao nhiêu học sinh còn gặp khó khăn khi tới trường hay liệu có học sinh nào mắc phải trở ngại tâm lí hay không,… Thậm chí, để bảo toàn thành tích, nhiều trường học sẵn sàng “tạo điều kiện” lên lớp cho những học sinh không đạt đủ yêu cầu về học lực. Vụ việc gian lận điểm thi Đại học gây xôn xao cả nước năm 2018 tại các tỉnh Hà Giang, Sơn La là hồi chuông báo động về tình trạng bệnh thành tích.


Để loại bỏ căn bệnh nguy nan này, mỗi cá nhân cần có ý thức tự giác học tập, rèn luyện, giữ cho mình ý chí kiên cương, không ham hư vinh mà bán rẻ nhân phẩm. Cộng đồng cần chung tay lên án những kẻ mắc bệnh thành tích. Có như vậy, xã hội mới trở nên trong sạch và văn minh.

Bài tham khảo
Bài tham khảo

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |