Bài tham khảo số 1
Franklin đã nói: “học vấn do người siêng năng đạt được, tài sản do người tinh tế sở hữu, quyền lợi do người dũng cảm nắm giữ, thiên đường do người lương thiện xây dựng”. Đây là câu nói mà tôi tâm đắc nhất. Câu nói đã cho chúng ta thấy sự cần thiết của việc học cũng như quá trình trau dồi, rèn luyện trí thức. Để học tập một cách hiệu quả điều đầu tiên cần làm là ôn lại bài cũ bằng cách làm bài tập về nhà. Đây là thói quen xấu khó bỏ của bộ phận học sinh hiện nay cần phải bài trừ để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc.
Bài tập về nhà là một nhiệm vụ hay công việc được giáo viên giao cho học sinh để hoàn thành ngoài giờ học. Bài tập đưa ra thường bao gồm chuẩn bị trước bài, ôn bài tập trên lớp. Đã bao giờ các bạn tự đặt ra câu hỏi rằng: Điều gì đã khiến chúng ta ngày càng lười làm bài tập không? Sau khi học tập ở trường các em thường không có ý thức tự giác tự học mà mải mê chơi đùa, xem phim, giải trí với nhiều trò tiêu khiển. Khiến cho các bạn không có thời gian làm bài tập về nhà. Do có tính lười học được hình thành từ trước. Cũng có thể do bị ép buộc nên học với tinh thần chống đối. Chỉ cần bước ra khỏi cổng trường, ngay tức khắc sẽ bị thu hút bởi thú vui khác và quên đi lời dặn dò của thầy cô. Các bạn không nghĩ đến kết quả các bạn phải đối mặt khi không làm bài tập về nhà.
Mỗi lần như vậy, chúng ta thường rơi vào tình trạng học để đối phó. Nhiều bạn học sinh sẵn sàng chép sách giải hoặc lên mạng tìm lời giải. Thậm chí, có bạn sát giờ lên lớp mới cuống cuồng nhận ra bản thân chưa làm bài tập, liền vội vã mượn bạn để chép. Có nhiều trường hợp nói dối cô giáo rằng quên sách ở nhà hoặc mang nhầm sách để cô giáo cho khất lần sau. Có lẽ, tất cả biểu hiện trên đều xuất hiện trong chính chúng ta ít nhất một lần trong đời.
Một lần bạn không làm bài về nhà cô giáo có thể bỏ qua, cũng có thể tìm các cách đối phó để có bài nộp cho cô. Lần hai lần ba hay nhiều lần nữa nó khiến cho chúng ta phụ thuộc vào bài giải có sẵn, hình thành thói quen xấu cho bộ não, sự ỉ lại của bản thân cũng dần tăng lên. Từ đó dẫn đến kiến thức bị hổng trầm trọng vì nhiều kiến thức dồn lên mang lại kết quả không đáng mong đợi. Lâu dần ta sẽ có tâm lí chán nản, bỏ bê việc học thậm chí còn có tâm lí sợ việc học. Điển hình ở một số em học sinh khi bị bố mẹ bắt học thì tìm mọi lí do để né tránh, các em chống đối và có những hành động tiêu cực để trốn tránh việc học và làm bài tập như nhốt mình trong phòng, đe dọa mọi người khi nhắc nhở mình học.
Ngược lại, khi chúng ta có ý thức trong việc học tập, rèn luyện và làm bài tập ở nhà, bộ não của chúng ta sẽ được tiếp nhận thêm nhiều kiến thức bổ ích từ kho tàng kiến thức nhân loại. Từ đó, giúp chúng ta có được sự tự tin, nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức, đạt kết quả cao trong học tập. Khi ta học tập tốt, ta sẽ được thầy cô, cha mẹ và bạn bè yêu quý. Để làm được điều đó, song song với việc học ta phải kết hợp làm bài tập ở nhà cũng chính là việc “Học phải đi đôi với hành”, có học tập, có thực hành và củng cố thì mới có ngày thành tài.
Đúng vậy việc từ bỏ thói quen không làm bài tập về nhà đem lại rất nhiều lợi ích nhưng điều đó không hề dễ dàng. Để từ bỏ một thói quen chúng ta cần 21 ngày để thành lập lại từ đầu một thói quen đó. Bằng cách đi học về chúng ta hãy làm bài và ôn lại bài ngay vì bộ não của chúng ta vẫn đang vận hành. Chỉ cần tập trung một hai tiếng là xong bài về nhà và sau đó có thể giải tri với những thứ mà mình thích. Nên tránh sa đà lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, không cần thiết. Tự hình thành cho mình thái độ học tập đứng đắn. Khi gặp bài tập khó hoặc chưa biết cách giải, bạn nên trao đổi với bạn bè, thầy cô. Như vậy dần dần kiến thức của bạn sẽ được lấp đầy và không ngại khi dở sách ra học. “Học học nữa học mãi” đúng như lời Lê Nin đã dạy.