Bài tham khảo số 1

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng nhất của xã hội trung đại xưa. Người đời tôn vinh bà là “Bà Chúa thơ Nôm”. Trong những vần thơ của bà, tất cả thể hiện tiếng nói và sự đồng cảm với thân phận người phụ nữ.


Trong đó, tác phẩm “Tự tình” của Hồ Xuân Hương được coi là bài thơ bộc lộ những nổi tủi hờn, cay đắng của người phụ nữ. Đồng thời, bài thơ cũng nói lên nỗi niềm của những người phụ nữ trong xã hội cũ. Đặc biệt Tự tình 3 là bài thơ nổi tiếng nói lên nỗi lòng “khắc khoải” của người phụ nữ.


Chiếc bách buồn về phận nổi nênh

Giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh.


Nếu ở bài Tự tình I mở đầu bằng âm thanh văng vẳng tiếng gà gáy, thì bài tự tình III lại mượn hình thượng một chiếc bách đầy tâm trạng. Chiếc bách chính là biểu tượng của tâm trạng buồn về thân phận nổi lênh đênh. Chiếc bánh chính là người con gái giữa dòng đời, lênh đênh xô đẩy giữa cuộc đời buồn thay của chính mình “giữa dòng ngao ngán nỗi lênh đênh”.


Theo dòng suy tưởng, ý thơ giữa dòng sông lênh đênh là hình ảnh chiếc bách nổi chìm không biết trôi về đâu, mà đó chính là hình tượng của dòng đời rộng lớn, hình ảnh người phụ nữ góa trẻ cũng không biết nương tựa vào đâu.


Hai câu thơ tiếp theo cũng diễn tả nỗi truân chuyên của người phụ nữ góa trẻ trong thời phong kiến:


Lưng khoang tình nghĩa đường lai láng,

Nửa mạn phong ba luống bập bềnh.


Tình và nghĩa vẫn dạt dào. Tuy nhiên, sóng gió cứ ập đến và đe dọa đánh vào mạn thuyền. Hai câu thơ trên mang nỗi buồn, sự chán chường về thân phận người phụ nữ. Lòng người muốn bình yên, nhưng gió không khi nào lặng. Đời người đàn bà trong xã hội xưa ít khi được hạnh phúc. Hạnh phúc dường như đã từng nằm trong tầm tay của họ, nhưng nó cũng tan vỡ. Thế là bỗng dưng đứt gánh giữa đường.


Bốn câu là tâm trạng đau buồn của người đàn bà góa bụa còn xuân sắc, hai câu tiếp theo thể hiện sự buông xuôi cho số phận của người phụ nữ:


Cầm lái mặc ai lăm đỗ bến.

Dong lèo thây kẻ rắp xuôi ghềnh.


Trong ý thơ, người phụ nữ không quan tâm đến việc ai đó cầm lái đưa con tàu vào bến. Dù có để cánh buồm lướt qua thác ghềnh, họ cũng không quan tâm. Động từ “mặc” có thể chỉ ra sự buông xuôi thực sự ở đây. Cuộc sống của người phụ trẻ quá bụa giờ đây giống như con tàu lênh đênh trên biển khơi, ai muốn chèo lái chèo cũng không còn là vấn đề.


Cả câu thơ nói lên sự bất lực của người phụ nữ trong xã hội cổ đại. Ngay cả khi cầu mong mình may mắn, họ cũng không thể thay đổi hoàn cảnh hay số phận của mình. Họ không thể thay đổi sự thật trần trụi của xã hội rằng dòng nước biển khơi lênh đênh quyết định thân phận của người phụ nữ mà không cưỡng lại được.


Hai câu thơ cuối khép lại với những chán chường:


Ấy ai thăm ván cam lòng vậy,

Ngán nỗi ôm đàn những tấp tênh.


Nhiều động từ thể hiện sự chấp nhận, chẳng hạn như “cam lòng”, “ôm nỗi”. Tác giả tự hỏi liệu có ai sẽ đến với mình? Và nếu có ai đó đến họ cũng sẽ chấp nhận mà không thể cưỡng lại được… Người phụ nữ trong xã hội xưa còn nhỏ bé, bị áp bức, hà khắc thì thân phận của một người góa phụ trẻ còn đáng buồn hơn. Các góa phụ trẻ không còn lựa chọn nào khác, ai muốn đẩy thuyền thì đẩy. Tức là ôm nỗi đau vào lòng.


Hồ Xuân Hương thấu hiểu nỗi đau, nỗi oan, sự bất công của người phụ nữ nên đã dùng thơ để nói lên nỗi lòng của mình. Bà là đại diện cho những người phụ nữ mạnh mẽ, kêu gọi quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc và lên án sự bất công, khắc nghiệt của xã hội. Tự tình 3 khắc hoạ hiện thực xã hội phong kiến. Bất công, hà khắc với phụ nữ. Qua đây chúng ta hiểu và thông cảm hơn với những người phụ nữ của xã hội cũ.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |