Bài tham khảo số 1

Văn học là một phương tiện để thể hiện cảm xúc một cách rõ nhất. Thông qua đó, tác giả nói lên được những nỗi lòng, cũng sáng tạo ra những bức tranh cảm động. Tại Việt Nam, nền văn học những năm kháng chiến phát triển rất mạnh mẽ, tạo nên nhiều tác phẩm đặc biệt. Đóng góp một phần vào đó, nhà thơ Thanh Thảo đã một bức tranh về nỗi nhớ da diết trong tác phẩm Gặp lá cơm nếp.


Bài thơ là bức tranh một người lính trên đường hành quân xa quê, bắt gặp hình ảnh quen thuộc. Gặp lá cơm nếp là một nhan đề vô cùng đặc biệt khi đây đều là những đồ vật quen thuộc. Nhưng cũng từ hình ảnh quen thuộc đó, người chiến sĩ xa quê càng thêm nhớ nhung con đường về nhà.


Ở nơi đó, có người mẹ già đang mong mỏi đứa con trở về. Chỉ với 4 chữ ngắn gọn, tác giả đã thể hiện rõ tình cảm của người con mong ngóng, thương nhớ mẹ.


Xa nhà đã mấy năm

Thèm bát xôi mùa gặt

Khói bay ngang tầm mắt

Mùi xôi sao lạ lùng


Ngay trong khổ thơ đầu, tác giả đã làm rõ hoàn cảnh của người con. Anh là chiến sĩ, đã xa quê, xa mẹ mấy năm trời. Khi bắt gặp cảnh thổi xôi mùa gặt, anh lại nhớ về hình ảnh tương tự nơi quê nhà.


Tuy nhiên câu thơ cuối “Mùi xôi sao lạ lùng” như ám chỉ rằng, với một người xa quê lâu năm, biết bao thứ đã thay đổi. Ở miền đất lạ, với anh cảnh vật quen thuộc biết mấy, nhưng mùi vị kia chẳng được như xưa. Thể hiện sự trái ngược, càng tăng thêm hình ảnh người lính nhớ về quê nhà với mùi xôi độc nhất.


Mẹ ở đâu chiều nay

Nhặt lá về đun bếp

Phải mẹ thổi cơm nếp

Mà thơm suốt đường con


Tuy nhiên những thứ quen thuộc ấy vẫn làm anh nhớ về mẹ. Dường như anh thấy người mẹ hiền xuất hiện ngay tước mắt mình. Nỗi nhớ nhung như biến thành thực thể, khiến anh phải bật thốt lên “Mẹ ở đâu chiều nay”. Rõ ràng ở nơi cách quê hương rất xa, nhưng chàng lính như thấy được hình ảnh người mẹ nhặt lá về thổi cơm nếp. Nhưng nồi xôi mẹ nấu một buổi chiều nào đó vấn vương, thơm lừng cả quãng đường hành quân.


Mùi cơm nếp được coi là một mùi hương quen thuộc, đặc trưng của nhiều địa phương tại Việt Nam. Nó gắn với đặc trưng của làng quê, của con người Việt Nam. Chính nhờ mùi hương đó, người lính lại nghĩ về tình cảm quê hương, với đất nước. Nó gắn với nhiệm vụ của anh, cũng gắn với gánh nặng trên vai những người lính lúc bấy giờ.


Ôi mùi vị quê hương

Con quên làm sao được

Mẹ già và đất nước

Chia đều nỗi nhớ thương


Mùi vị ấy quen thuộc đến mức không ai quên được, đến nỗi chỉ lướt qua thôi mà tâm trí người lính như trở về lại bên mẹ. Hình ảnh mẹ già được gắn với hình ảnh đất nước, là một phép so sánh khập khiễng nhưng lại vô cùng hợp lý.


Bởi với người lính, mẹ già và đất nước đều cần được bảo vệ, họ là nơi tình cảm của người con hướng tới. Bởi vậy, ở cuối khổ thơ, anh mới nói: “Chia đều nỗi nhớ thương”. Anh nhớ hình bóng người mẹ, thương đất nước. Vậy nên trên đường đi cứu nước, trong đầu anh mong nhớ mẹ già.


Cây nhỏ lòng Trường Sơn

Hiểu lòng nên thơm mãi…


Hai câu thơ cuối khiến cho người đọc xót lòng làm sao! Không ai không biết dãy Trường Sơn là nơi yên nghỉ của biết bao anh hùng. Mỗi cành cây, ngọn cỏ nơi những người lính trở về đều là hương vị quen thuộc, gúp dẫn lối cho linh hồn trở về quê nhà. Bởi vậy, chúng mới “hiểu lòng”, tỏa ra hương thơm ngào ngạt như một lời thúc giục cho những linh hồn lạc lối.


Bài thơ sử dụng nhiều biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ,… Hơn nữa, những hình ảnh trong bài đều có tính gợi hình, gợi tả cao. Tình cảm của người lính với quê hương, đất nước được thể hiện rõ ràng, mà trên hết chính là tình thương nhớ đối với người mẹ già.


Gặp lá cơm nếp là một bài thơ về đề tài người lính thành công của nhà thơ Thanh Thảo. Thanh Thảo đã nói hộ tiếng lòng của rất nhiều người chiến sĩ lúc bấy giờ. Chỉ qua một bài thơ ngắn gọn, nhưng tình yêu được viết trong đó thì không hề “ngắn”.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |