Bài tham khảo số 1

Hẳn trong con người chúng ta mỗi người đều theo đuổi một mục đích, lý tưởng rất riêng, nhưng có lẽ không ai là không biết yêu cái hay, cái đẹp. Ở đó có tình yêu thương đất nước, con người và cả những điều thân thuộc, giản dị xung quanh ta. Hôm nay tôi xin giới thiệu với các bạn một con người điển hình như thế qua tập thơ của ông – “Góc sân và khoảng trời” – Ông là nhà thơ Trần Đăng Khoa.


Đọc “Góc sân và khoảng trời”, chúng ta sẽ thấy hiện lên cả một thế giới mà trong đó, người nào cũng để lại dấu ấn tốt đẹp trong con mắt của thi sĩ tí hon Trần Đăng Khoa; sự vật thì hầu như đều đã được nhân cách hóa, trở thành bạn bè thân thiết, không thể xa rời, và điều đặc biệt là tất cả đều được nhìn bởi đôi mắt trẻ thơ.


Đó là con bướm vàng, cái sân, dòng sông Kinh Thầy, con chim, con gà, vườn cải, cây đa, con trâu, cây trầu… và nhất là ánh trăng của làng quê. Thơ trong Góc sân và Khoảng trời là thơ của tuổi thơ, viết về tuổi thơ, nhưng đó là tuổi thơ của thời đất nước đang trong chiến tranh chống xâm lăng, lửa đạn ngút trời.

Đó là thời mà từ những anh trai làng đến các sinh viên đại học, và cả những người thầy của tác giả Trần Đăng Khoa cũng đều lên đường ra trận. Trong Góc sân và Khoảng trời của Trần Đăng Khoa, có một mảng thơ về người thầy giáo, họ là những người thầy – người lính – người thương binh.


Đọc Góc sân và khoảng trời ta thấy cậu bé Trần Đăng Khoa thuở lên 10 thật là trẻ con nhưng cũng thật là người lớn. Tập thơ “Góc sân và khoảng trời” của nhà thơ Trần Đăng KHoa cuốn sách được nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2013 với 175 trang, khổ 13 x 19 cm….


Với 141 bài thơ được tuyển chọn và giới thiệu, chắc hẳn trong chúng ta ai cũng biết hay đã từng nghe nói về một “góc sân và khoảng trời” của “cậu bé Khoa” chứ không phải của Trần Đăng Khoa – một nhà thơ lớn và đầy bản lĩnh như ngày nay.


Góc sân ấy là thế giới đầu tiên của “bé Khoa”, khoảng trời ấy là cái vũ trụ tí hon của Khoa. Ở đây là những nhân vật giản dị thôi nhưng mượn sắc thần tiên của hồn con trẻ. Mảnh sân nhỏ ấy là nơi “bé Khoa” đã nói:


Em thường rải cái nong

Ra góc sân ngồi học

Những đem có trăng mọc

Em chơi cho đến khuya.


Một tưởng tượng rất thật về một vụ muà bội thu, một cái đẹp từ những thành quả sao mà yêu đến thế!

Dường như tại góc sân này, thứ gì với Khoa cũng đẹp, cũng đáng yêu. Từ:


Con bướm vàng

Bay nhẹ nhàng

Em thích quá

Em đuổi theo…


“Con bướm vàng/ Con bướm vàng” mở đầu bài thơ “Con bướm vàng” là bướm từ đằng xa bay tới, to dần. Cũng láy lại hai lần ở phần kết là bướm đã bay đi, nhỏ dần; em bé vừa thích thú, lại vừa tiếc.


Trong thơ “bé Khoa” có tình yêu thiên nhiên và cả tình yêu đất nước. Khoa đã nhìn xa hơn, nhìn về đất nước khi giặc Mỹ ngày đêm rình rập, đào xới đất nước ta. Nhưng các bạn thấy không, trong con mắt thơ trẻ của “em Khoa” đất nước mình, làng quê mình sao mà đẹp thế, hiên ngang thế:


Ao trường vẫn nở hoa sen

Bờ tre vẫn chú dế mèn vuốt râu

(Em kể chuyện này)


“Chiến thắng của Việt Nam hát lên, cao hơn tiếng bom, trong những câu thơ của bé Khoa“

Năm 1968, khi “cậu bé Khoa” lên mười em đã kể chuyện giặc Mỹ rơi xuống cánh đồng làng mình; mọi người chạy ra, cả nhà Khoa chạy ra:


Chị em xách khẩu súng

Bé Giang mang que đời

Con chó vàng mang hàm răng nhọn hoắt

Em không biết mang gì

Vớ ngay hòn đá

Chân em ngắn quá

Phải chạy nhanh mới tới nơi


Nhưng tới nơi thì giặc Mỹ đã chết rồi. Các bạn thân mến! Chúng ta đọc đoạn thơ lên và nghĩ xem, những câu thơ thật hồn nhiên mà lại sắc sảo, cái nhìn rất tinh tế, cảm nhận rất cụ thể:


Tay còn giơ lên trời

Răng cửa rụng hết

Cái ngực nát bét

Ô! Nó cùng giống người

Mà sao ở trên trời

Nó ác thế!


Trong gia đình, với mẹ, với bà tình cảm của “bé Khoa” cũng là tấm gương cho đến giờ vẫn khiếm các em nhỏ phải nhìn vào và noi theo. Bởi từ những vất vả của mẹ, từ những vất vả của bà “bé Khoa” đã trân trọng và yêu những điều đó, để rồi tình thương đó bộc lộ ra:


Áo mẹ mưa bạc màu

Đầu mẹ nắng cháy tóc

Mẹ ngày đêm khó nhọc

Con chưa ngoan, chưa ngoan


Hay như trong “Mẹ ốm” “bé Khoa” đã ca ngợi mẹ”mẹ là đất nước tháng ngày của con…” bởi “vì con mẹ khổ đủ điều”


“Em nhỏ Khoa” còn biết thương con chó nhà mình, khi nó nghe tiếng bom Mỹ nổ, đã bỏ chạy đi đâu:


Tao chờ mày đã lâu

Cơm phần mày để cửa


Với em gái mình cũng là tình thương ấm áp của người anh:


Mẹ cha bận việc ngày đêm
Anh ngồi trong lớp lo em ở nhà


Với người thầy từ chiến trường trở về dạy mình, là thương binh trên đôi nạng gỗ “bé Khoa” đã nhìn thấy:


Dấu lặng hai bên như hai hàng lỗ đáo

Chúng em nhận ra bàn chân thầy giáo

Như nhận ra cái chưa hoàn hảo

Của cả cuộc đời mình


Với lối thơ gọn ghẽ, không dàn trải “Khoa” còn biết dùng những từ khêu gợi:


Bốn năm bom đạn qua rồi

Núi sông trong sáng, dáng người lớn cao


Với thiên nhiên, năm 1972 nhà thơ vẫn cho ra đời bài thơ tứ tuyệt để lại một ấn tượng đặc biệt; trên trời vẫn còn vệt ngựa của Thánh Gióng:


Sau làn mưa bụi tháng ba

Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu

Nền trời rừng rực ráng treo

Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay


Và lòng yêu ruộng đồng mọc rễ sâu chắc trong tâm hồn Khoa, tình yêu này lan toả trong lòng thành tình yêu đất nước sâu sắc. Ở đó có đất, có mẹ…, có cả bé Khoa…

Trong tình yêu, mẹ tôi đã trở thành đất đai

Và tôi mọc lên như cây còn non dại

Nhưng rễ cây đã hứa với nắng trời những mùa hoa trái

Bởi cây không thể phụ mẹ mình và phụ đất đai

Lời hứa đấy như một sự khắng định, một sự quyết tâm của “cậu Khoa” sẽ phấn đấu hết mình trong tình yêu cho quê hương, đất nước.


Các em thấy không? Cũng chỉ tầm tuổi các em bây giờ trong con người “cậu bé Khoa” ngày ấy đã có những ý chí, quyết tâm thật vĩ đại và một tình yêu thật lớn lao phải không?


Giờ đây chúng ta đang có một cuộc sống yên bình bên những người thân yêu, nhưng đừng vì thế mà quên đi nhiệm vụ lớn lao của mình – học tập, phấn đấu, rèn luyện để chứng tỏ tình yêu của mình với cha mẹ, quê hương, đất nước các em nhé! Và chúng ta hãy đọc đi, đọc “Góc sân và khoảng trời” để noi theo, để phấn đấu, để củng cố tình yêu của mình dành cho tất cả những gì thân yêu nhất xung quanh chúng mình.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |