Bài soạn "Xa ngắm thác núi Lư" số 6
Tìm hiểu chung tác phẩm
a. Tác giả:
Lý Bạch (701- 762)
Tự: Thái Bạch. Hiệu: Thanh Liêm Cư Sĩ
Là nhà thơ danh tiếng nhất thời Thịnh Đường và Trung Hoa nói chung, được hậu bối tôn làm Thi Tiên (Tiên thơ).
b. Tác phẩm:
Nội dung: Là bài thơ tiêu biểu viết về đề tài thiên nhiên của Lý Bạch
Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt
c. Bố cục: 2 phần
Phần 1: Câu 1- Tả núi Hương Lô
Phần 2: 3 câu cuối - Tả thác nước núi Lư.
Câu 1: Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, …
Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai, xác định vị trí ngắm thác nước của tác giả. Vị trí đó có lợi thế như thế nào trong việc phát hiện những đặc điểm của thác nước?
Trả lời:
Căn cứ vào đầu đề bài thơ và câu thứ hai ta thấy, vị trí tác giả đứng ngắm thác nước là nhìn từ xa. Với cách đứng từ xa để ngắm thác nước sẽ giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quan hơn về cảnh thác nước, thấy được vẻ đẹp của cảnh và sự hùng vĩ của dòng thác.
Câu 2: Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? …
Câu thứ nhất tả cái gì và tả như thế nào? Hình ảnh được miêu tả trong câu này đã tạo nền cho việc miêu tả ở ba câu sau như thế nào?
Trả lời:
Câu thơ thứ nhất, tác giả tả ngọn núi Hương Lô. Đó là một núi cai ở phía Tây Bắc của dãy Lư Sơn.
Núi Hương Lô đã được miêu tả một cách sống động và huyền ảo khi ngọn núi có “khói tía bay”. Núi cao hiểm trở tạo lên sức sống mãnh liệt, kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên.
Hình ảnh núi Hương Lô được miêu tả ở câu thơ đầu có tác dụng làm phông nền cho hình ảnh của thác nước được miêu tả cụ thể ở ba câu tiếp theo.
Câu 3: Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước …
Nêu những vẻ đẹp khác nhau của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp.
Trả lời:
Vẻ đẹp của thác nước đã được Lí Bạch phát hiện và miêu tả trong ba câu thơ tiếp là:
Ở câu thứ hai, tác giả đã sử dụng thành công trong việc sử dụng từ “quải” để biến cái động thành cái tĩnh, để tả cảnh thác nước tuôn trào ầm ầm từ trên xuống biến thành một dòng sông rủ xuống bất động được treo lên giữa vách núi và dòng sông.
Câu thứ ba tả thế nước chảy, cảnh vật lại từ tĩnh chuyển sang động. Tác giả dùng động từ phi (bay) và tính từ trực (thẳng) cùng phép nói quá để miêu tả thế nước chảy rất mạnh của dòng thác.
Câu thứ tư nói về ảo giác của nhà thơ về dòng thác. Nhìn thác nước từ trên mây đổ xuống khiến tác giả liên tưởng đến dải Ngân Hà.
Câu 4: Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, …
Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta có thể thấy những nét gì trong tâm hồn và tính cách nhà thơ?
Trả lời:
Qua đặc điểm cảnh vật được miêu tả, ta thấy được vẻ đẹp kì vĩ, mạnh mẽ của thiên nhiên. Đồng thời, qua đó ta cũng thấy được nhà thơ có một tâm hồn nhạy cảm, yêu thiên nhiên đằm thắm và có một tính cách hào hào phóng, mạnh mẽ của nhà thơ Lí Bạch.
Câu 5: Về hai cách hiểu câu thứ hai ...
Về hai cách hiểu câu thứ hai (cách hiểu ở bản dịch nghĩa và cách hiếu trong chú thích) em thích cách hiểu nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
Bản dịch ở phần chú thích “Đứng xa trông dòng thác giống như một dòng sông treo trước mặt” và bản dịch ở phần dịch nghĩa “Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước” là hai cách hiểu của người dịch về câu thơ của Lí Bạch. Tuy nhiên, câu thơ dịch ở phần chú thích cho ta thấy rõ hơn bức tranh thiên nhiên kì vĩ. Dòng thác như dòng suối treo giữa không trung, tạp ra cách nhìn mới lạ và vô cùng độc đáo.