Bài soạn "Vội vàng" của Xuân Diệu số 5
Câu 1 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Bố cục: 3 đoạn:
- Đoạn 1: Tình yêu tha thiết đối với cuộc sống.
- Đoạn 2: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời.
- Đoạn 3: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả.
Câu 2 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu thể hiện như sau:
- Thời gian tươi đẹp, ngọt ngào (tuần tháng mật, tháng Giêng ngon như một cặp môi gần).
- Thời gian đẹp nhất là mùa xuân và tuổi trẻ (các câu 14 → 18).- Thời gian khách quan tuần hoàn nhưng thời gian đời người hữu hạn (câu 18→ 22).
- Quan niệm về thời gian của Xuân Diệu là thời gian tuyến tính, một đi không bao giờ trở lại. Nếu các nhà thơ trung đại, quan niệm thời gian là tuần hoàn, là vĩnh cửu thì với Xuân Diệu mỗi phút giây trôi qua là mất đi vĩnh viễn
- Nhà thơ vội vàng, cuống quýt trước sự trôi qua nhanh chóng của thời gian bởi cuộc đời quá tươi đẹp trong khi quỹ đời của con người lại ngắn ngủi.
- Nghệ thuật tương phản: (đương tới >< đương qua, non >< già, rộng >< chật)
- Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống.
+Từ láy “bâng khuâng” -> Sự nuối tiếc vì những tháng năm tuổi trẻ trôi qua nhanh chóng
+ Nhân hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan, mỗi khắc trôi qua là một sự mất mát.
- So sánh với quan niệm thời trung đại:
+ Người xưa coi thời gian tuần hoàn như một vòng tròn khép kín nên ung dung, điềm tĩnh trước sự chảy trôi của kiếp người.
+ Xuân Diệu coi thời gian là tuyến tính nên vô cùng nuối tiếc, lo âu.
Câu 3 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Tác giả đã có những cảm nhận hết sức sâu sắc với thiên nhiên, với sự sống.
* 4 câu thơ đầu:
- Điệp ngữ: “Tôi muốn” kết hợp với “tắt nắng” và “buộc gió” -> Ước muốn đoạt quyền của tạo hóa, níu kéo thời gian.
- “Nắng”, “gió”: yếu tố tự nhiên, con người không điều chỉnh được -> Ước muốn kì lạ, vô lý.
- Mục đích: Cho màu đừng nhạt mất, cho hương đừng bay đi.
* 9 câu thơ tiếp: Nhà thơ tìm được một thiên đường ngay trên mặt đất.
- “Tuần tháng mật, hoa đồng nội, lá cành tơ,…” -> Cõi trần tràn đầy nhựa sống mùa xuân.
- Điệp ngữ: “Này đây…này đây” -> Tạo nhịp thơ tuôn chảy ào ạt, ngôn ngữ thơ phong phú, mới lạ.
- “Ong bướm…tuần tháng mật, hoa đồng nội xanh rì, lá cành tơ phơ phất” -> Hình ảnh gần gũi, đầy tình tứ mang màu sắc tình tứ, mang màu sắc rực rỡ.
- “Yến anh…khúc tình si” ->Âm thanh réo rắt, vẻ đẹp kỳ diệu của tự nhiên, tình yêu đắm say ngây ngất.
- Nhịp thơ nhanh, gấp biểu hiện hơi thở sống, nhịp điệu sống, nhịp tim, nhịp thở phật phồng.
- So sánh cuộc sống thiên nhiên như người đang yêu, như tình yêu đôi lứa đắm say, tràn trề hạnh phúc.
=> Từ đó cho thấy quan niệm mới về cuộc sống về tuổi trẻ và hạnh phúc.
+ Cuộc sống vô cùng tươi đẹp và đáng quý, đó là thiên đường giữa trần gian.
+ Tuổi trẻ là thời gian đáng quý nhất, ý nghĩa nhất, đẹp đẽ nhất trong đời người.
+ Hạnh phúc lớn nhất, tuyệt diệu nhất của con người chính là tình yêu.
=> Cuộc sống, tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc gắn bó chặt chẽ với nhau. Tóm lại, giữa cuộc đời hương sắc, tuổi trẻ và tình yêu là những điều quý giá nhất của con người.
Câu 4 (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Đoạn cuối của bài thơ:
- Đó là lời giúc giã sống vội vàng, cuống quýt của thi sĩ.
- Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương
- Liệt kê: hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây, cỏ ...” cảm nhận về không gian của cuộc sống mới mơn mởn, đầy ánh sáng rất đáng yêu.
- Cảm nhận về mùi vị “thơm” hương cuộc sống. Thính giác cảm nhận “thanh sắc của thời tươi”, “Cái hôn”,“cắn”
=> Cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương
- “Ta muốn ôm ->riết -> say -> thâu -> cắn”: các động từ, tăng tiến thể hiện sự vồ vập, đắm say -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực.
- Hình ảnh độc đáo: "Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi"
=> Nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, tưởng tượng mùa xuân như trái chín ửng hồng, kết hợp với động từ "cắn" thể hiện mong muốn được hưởng thụ trọn vẹn cái đẹp.
=> Lời giục giã của Xuân Diệu.
Luyện tập
Câu hỏi (trang 23 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
Câu nói của nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan đã tổng kết chung nhất là quan niệm sáng tác cũng như nghệ thuật của Xuân Diệu.
+ Thơ Xuân Diệu mang đến hai nguồn cảm hứng mới: yêu đương và tuổi xuân.
+ Trong mọi hoàn cảnh tâm lí, tâm trạng thì Xuân Diệu cũng đều thể niệm một nỗi niềm yêu đời tha thiết: “Dù lúc vui hay lúc buồn, Xuân Diệu cũng ru thanh niên bằng giọng yêu đời thấm thía”.
=> Bài thơ “Vội Vàng” cũng là một phần minh chứng cho nhận định trên.
- Triết lí sống vội vàng mà Xuân Diệu thể hiện trong Tác phẩm:
+ Phải vội vàng tận hưởng hạnh phúc và niềm vui mà cuộc đời ban tặng cho con người. Thời gian cứ vô tình trôi đi mà không đợi chờ ai bao giờ cả.
+ Phải vội vàng thâu nhận những vẻ đẹp của sự sống vì cái đẹp cũng giống như tuổi trẻ sẽ qua đi rất nhanh, không bao giờ trở lại.
+ Phải vội vàng lên, phát huy mọi giác quan để cảm nhận cuộc đời, để nhận gấp nhiều lần sự sống.
* Quan niệm sống của Xuân Diệu
- Xuân Diệu đã thể hiện 1 quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn về cuộc đời, về tuổi trẻ, về hạnh phúc.
+ Đối với Xuân Diệu: thế giới này đẹp nhất, mê hồn nhất là vì có con người. Họ được sống giữa tuổi trẻ và tình yêu.
+ Thời gian quý giá nhất của mỗi đời ngươig là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là Tình yêu.
+ Biết hưởng thụ chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, nhất là những tháng năm tuổi trẻ.
- Với cảm hứng về "tuổi xuân" lúc nào Xuân Diệu cũng là thanh niên với giọng yêu đời thắm thiết.
+ Đoạn 1 và đoạn 3 đều ru thanh niên bằng giọng yêu đời thắm thiết. Xuân Diệu đã nhìn thiên nhiên qua lăng kính của Tình yêu, qua cặp mắt của tuổi trẻ -> cảnh vật đều nhuốm màu tình tứ, tràn ngập xuân tình.
+ Đoạn 2 chính là những nỗi buồn của tác giản khi mà phải đứng nhìn thời gian qua đi, tuổi xuân cũng vi thế mà trôi đi mất. Đó là sự khát khao được cống hiến cho đời, cho cuộc sống nơi tác giả.
Nội dung chính
Vội vàng là lời giục giã hãy sống mãnh liệt, sống hết mình, hãy quý trọng từng giây, từng phút của cuộc đời mình, nhất là những năm tháng tuổi trẻ của một hồn thơ yêu đời, ham sống đến cuồng nhiệt.