Bài soạn "Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam" - mẫu 2

*Yêu cầu:

  • Nêu được vấn đề muốn nghiên cứu về văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.
  • Xây dựng được hệ thống luận điểm sáng rõ; làm nổi bật được các kết quả nghiên cứu với những cứ liệu minh họa cụ thể, sát hợp.
  • Sử dụng ngôn ngữ khách quan, khoa học để trình bày kết quả nghiên cứu và thể hiện quan điểm đáng giá riêng.
  • Khái quát được ý nghĩa của vấn đề văn hóa truyền thống Việt Nam đã chọn nghiên cứu.
  • Thể hiện được thái độ trung thực khi kế thừa kết quả nghiên cứu của những người khác.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Ngôn ngữ đối thoại trong chèo

Nhan đề bài viết cho biết nội dung và phạm vi nghiên cứu của người viết.

  • Đoạn văn 1: Nêu vấn đề nghiên cứu.
  • Đoạn văn 2: Nêu định hướng nghiên cứu.
  • Đoạn văn 3: Trình bày việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu.
  • Đoạn văn 4: Trình bày kết quả nghiên cứu.
  • Đoạn văn 5: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
  • Đoạn văn 6: Phân tích sâu và triển khai thêm luận điểm đã nêu.
  • Đoạn văn 7: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
  • Đoạn văn 8: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
  • Đoạn văn 9: Nêu luận điểm – kết quả nghiên cứu. Dẫn cứ liệu để khẳng định luận điểm.
  • Đoạn văn 10: Kết luận, nêu ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu.


Câu 1 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Nhan đề của báo cáo nghiên cứu cho biết điều gì về nội dung và phạm vi nghiên cứu?

Trả lời: Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho thấy phạm vi nghiên cứu và nội dung nghiên cứu: về loại hình sân khấu chèo và ngô ngữ đối thoại của chèo.


Câu 2 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Báo cáo nghiên cứu có những luận điểm chính nào?

Trả lời:

Những luận điểm chính của bản báo cáo:

  • Ngôn ngữ sân khấu chèo ở đoạn này có thể là những câu thơ chữ Hán đầy điển cố, khó hiểu, đến đoạn khác lại gần như là một câu ca dao nuột nà, phơi phới tình người.
  • Một câu đối thoại hay là một câu nói vừa giải thích được những đặc điểm riêng của nhân vật đồng thời lại là sự thể hiện của nhân vật đó.
  • Ngôn ngữ trong vở chèo mang tính tư tưởng, là sức sống bên trong của nhân vật, đồng thời là chiếc xe chở tư tưởng của tác giả.
  • Trong khi viết ngôn ngữ cho nhân vật, các tác giả xưa rất chú ý đến nhịp điệu và âm luật câu văn.
  • Ở một số vở chèo xưa, có những nhân vật không hề có tiếng nói của bản thân họ mà nói bằng một loại ngôn ngữ nâng cao.
  • Một đặc điểm nữa trong ngôn ngữ đối thoại trong chèo là tính ước lệ.
  • Về mặt hình thái văn học, ngôn ngữ trong chèo được trình bày dưới ba dạng: nói thường, nói có tuyền luật và hát.


Câu 3 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tác giả đã sử dụng cứ liệu như thế nào để làm sáng tỏ các luận điểm?

Trả lời: Tác giả đã sử dụng những cứ liệu là những thông tin được nghiên cứu đã có trước đây về chèo; ngôn ngữ trong các kịch bản chèo phổ biến và thông tin chọn lọc từ một số cuốn sách viết về chèo,…


Câu 4 (trang 145 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Cuối báo cáo nghiên cứu không có danh mục tài liệu tham khảo. Hãy cho biết suy nghĩ của bạn về điều này.

Trả lời: Phần cuối không có danh mục tài liệu tham khảo, từ đó cho thấy người viết báo cáo này có kiến thức rất tốt về chèo và chủ động, tích cực, không dựa vào các nguồn tài liệu có sẵn.

* Thực hành viết

Chuẩn bị viết

  • Lựa chọn đề tài: Nghệ thuật chèo tân thời trong tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.
  • Thu thập thông tin: Nguồn thu thập: internet, sách báo,…

Xây dựng đề cương

  • Sắp xếp các luận điểm đã có vào đúng vị trí trong bố cục của bài báo cáo nghiên cứu:
  • Đặt vấn đề: nêu động cơ, niềm hứng thú, sự thôi thúc ở người viết khi quyết định chọn đề tài nghiên cứu (bao hàm trong đó việc gọi tên vấn đề).
  • Giải quyết vấn đề: lần lượt đánh giá hay trình bày quan điểm về từng khía cạnh của vấn đề (đánh giá bao quát, phân tích từng mặt của đối tượng, tranh luận với các quan điểm đánh giá khác, nêu khuyến nghị,…).
  • Kết luận: khái quát ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu và kết quả nghiên cứu đạt được.

*Dàn ý tham khảo:

Đặt vấn đề

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Trải qua hàng trăm năm, nghệ thuật chèo đã không ngừng vận động kế thừa và phát triển.

Giải quyết vấn đề


* Định hướng, phương pháp nghiên cứu:

  • Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chèo tân thời và ý nghĩa của nó trong văn học sân khấu Việt Nam hiện đại hóa.
  • Phương pháp nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu văn hóa dân gian; phương pháp khảo sát phân tích, so sánh tổng hợp, thu thập và xử lý thông tin.

* Triển khai luận điểm chính:

  • Sự ra đời của chèo tân thời.
  • Những cách tân của chèo tân thời và ý nghĩa của nó đối với tiến trình hiện đại hóa văn học sân khấu Việt Nam.

Kết luận

Tài liệu tham khảo

Viết

- Viết bài theo dàn ý đã lập.


Bài viết tham khảo

Chèo là nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống xuất hiện từ lâu đời và mang bản sắc dân tộc đậm đà nhất của dân tộc Việt Nam. Chèo là một loại kịch hát dân gian có tính chất tổng hợp, sản phẩm của sinh hoạt xã hội nông nghiệp cổ truyền vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam. Trong quá trình ra đời, hình thành và phát triển, chèo đã không ngừng kế thừa và biến đổi, tích hợp vào nó nhiều chất liệu và yếu tố văn hóa mới để cho chèo ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn.

Do hoàn cảnh lịch sử, cụ thể là về điều kiện kinh tế xã hội của nước ta thời thực dân Pháp thống trị, nghệ thuật chèo ở đầu thế kỉ XX đã rơi vào tình trạng bế tắc và có nguy cơ mai một. Nhiều làng quê nghèo đói đến mức chỉ có thể làm cúng bái tế Thành hoàng làng mà thôi, còn về phần lễ hội thì hầu như không mở được. Đó là tình trạng của các gánh hát chèo ngày càng không được đón mời như trước đó. Hoàn cảnh lịch sử xã hội đưa đẩy khiến cho một số nghệ sĩ chèo dân gian đã mạnh dạn đưa phường gánh ra chốn thành thị nhưng cũng không được đón chào bởi thị hiếu khán giả đô thị không ưa chuộng lối hát và diễn của chèo sân đình.


Mặt khác, lúc này văn hóa Pháp cũng du nhập vào Việt Nam theo những người Pháp, cùng với chính sách đồng hóa dưới chiêu bài “khai hóa văn minh” của thực dân Pháp khiến cho môi trường văn hóa ở các đô thị biến đổi. Trong điều kiện mới của sự tiếp biến văn hóa mà trong đó có mặt tiêu cực nhiều hơn mặt tích cực, chèo muốn tồn tại ở các đô thị nhất là ở Hà Nội - nơi có đông khán giả xem diễn trò thì phải chấp nhận một cuộc cách tân.


Kịch bản chèo tân thời, nhất là những kịch bản tiêu biểu của Nguyễn Đình Nghị là những cách tân so với những kịch bản chèo cổ truyền thống, chịu chi phối bởi nhu cầu mới của khán giả đô thị và chịu ảnh hưởng khá lớn về mặt kịch nghệ của sân khấu Pháp. Điều này được thể hiện trước hết ở những yếu tố liên quan tới yêu cầu đổi mới kịch bản chèo và quan trọng hơn cả là những đổi mới ngay trong những thành tố tạo lên kịch bản chèo.


Nếu như trước đây trong chèo chèo chỉ giới hạn ở một số đề tài dân gian, lịch sử thì trong giai đoạn chèo tân thời cụ thể là trong 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị thì nội dung đề tài được ông sử dụng một cách đa dạng hơn từ các đề tài dã sử, lịch sử dân gian cho đến những đề tài phản ánh hiện thực, phản ánh cuộc sống đương đại. Bên cạnh, việc đa dạng hóa đề tài là sự thay đổi về nhân vật trung tâm của chèo tân thời lại có sự đa dạng hơn về các loại người, các loại thành phần xã hội với các thân phận khác nhau, và họ đã biết đấu tranh để giành lấy số phận của mình.


Chèo tân thời còn xây dựng và làm gia tăng hơn tính xung đột trong các mối quan hệ của nhân vật, đồng thời còn sử dụng các làn điệu, “chèo hóa” các làn điệu dân ca, các yếu tố mỹ thuật, múa....trên cơ sở tả ý, tả thần đã đem lại những hiệu quả rõ rệt. Chèo tân thời - Nguyễn Đình Nghị đã đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch 81 sử chèo, làm cho sân khấu chèo chuyển từ sân khấu dân gian bước sang sân khấu chuyên nghiệp. Thành công của chèo tân thời đã có những tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp tới các khuynh hướng sân khấu chèo Việt Nam. Lịch sử ngày hôm nay đã phần nào minh chứng rằng: “Nguyễn Đình Nghị là chiếc cầu nối giữa chèo cổ và chèo hiện đại”.


Chỉnh sửa và hoàn thiện.

Đọc lại báo cáo nghiên cứu, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và đề cương đã lập để chỉnh sửa, hoàn thiện trên các mặt chủ yếu sau:

  • Sự tường minh của lí do chọn đề tài.
  • Sự nhất quán trong cách nhìn nhận, đánh giá vấn đề.
  • Sự khách quan, chặt chẽ trong lập luận.
  • Sự tinh gọn và đầy đủ của các cứ liệu, bằng chứng.
  • Sự minh bạch trong việc dẫn nguồn tài liệu hay ghi chú xuất xứ của các ý kiến được trích dẫn.
  • Sự tuân thủ các quy tắc ngữ pháp và những quy định về chính tả, cách trình bày văn bản.
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)
Ảnh minh hoạ (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |