Bài soạn "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" của Phan Bội Châu số 3

I. Đôi nét về tác giả Phan Bội Châu
-
Phan Bội Châu 1867- 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, tên hiệu là Sào Nam
- Quê quán: làng Đan Nhiệm nay là xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác
+ Năm 33 tuổi ông đỗ Giải Nhất kì Thi Hương đầu
+ Phan Bội Châu là một nhà yêu nước, nhà cách mạng lớn nhất của dân tộc ta trong vòng 20 năm đầu thế kỉ XX
+ Ông đã từng sang nhiều nước để mưa đồ sự nghiệp cứu nước
+ Ông còn là một nhà văn, nhà thơ lớn với những sáng tác ở nhiều thể loại
+ Những tác phẩm tiêu biểu: Sào Nam thi tập, Văn tế Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu niên biểu...
- Phong cách sáng tác: Những sáng tác của ông đều thể hiện lòng yêu nước thương dân tha thiết và khát vọng độc lập tự do, ý chí bền bỉ kiên cường

II. Đôi nét về bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác khi Phan Bội Châu bị bọn phiệt tỉnh Quảng Đông bắt giam, trong hoàn cảnh ấy ông đã viết tác phẩm Ngục trung thư tập, “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” là bài thơ Nôm nằm trong tập Ngục trung thư tập
2. Thể loại

- Bài thơ sáng tác theo thể loại thất ngôn bát cú Đường luật
3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện phong thái ung dung đường hoàng đĩnh đạc, phí phách kiên cường bất khuất vượt lên cảnh tù túng của người chiến sĩ yêu nước Phan Bội Châu
4. Giá trị nghệ thuật

- Bài thơ sử dụng thành công thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật với phép đối chặt chẽ, giọng thơ hào hùng có sức lôi cuốn, có sự vui đùa hóm hỉnh nhưng vẫn đầy hào khí anh hùng


III. Đọc – hiểu văn bản

Câu 1:

Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác được viết theo thể Đường luật thất ngôn bát cú

Câu 2:

Theo bố cục một bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, cặp 1, 2 được gọi là phần đề (thừa đề và phá đề). Phần này thường có nội dung nhằm giới thiệu vấn đề cần nói tới. Ở đây, vấn đề cần nói tới của nhà thơ là hoàn cảnh mình, mình bị bắt giam.

Câu 3: Nhà thơ nói đến tình cảnh bôn ba làm cách mạng của mình, cuộc đời sóng gió đầy bất trắc của mình như vậy đâu phải để than thân bởi vì đằng sau tình cảnh bi kịch ấy của ông là bi kịch lớn của cả đất nước.

Câu 4: Bài thơ có sức truyền cảm lớn phải chăng nhờ ở giọng điệu hào hùng bắt nguồn từ lòng yêu nước cháy bỏng của nhà thơ. Do nguồn cảm xúc trữ tình mãnh liệt, một cảm hứng lãng mạn cách mạng trào dâng vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của lao tù, dựng lên một hình ảnh thật đẹp của người tù thi sĩ yêu nước.


IV. Luyện tập

Bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác viết bằng thể thất ngôn bát cú Đường luật. Chữ thứ hai của câu 1 là chữ “là” thuộc thanh bằng,

Như vậy bài thơ này được viết theo luật bằng. Chữ “lưu” ở cuối câu 1 thuộc thanh bằng, dùng để gieo vần. Đây là căn cứ xác định bài thơ có vần bằng. Toàn bộ bài thơ có 5 chữ gieo vần bằng : “lưu – tù – châu – thù – đâu”.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |