Bài soạn "Trợ từ, thán từ" số 4

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG

- Hiểu được thế nào là trợ từ, thán từ.

- Biết cách dùng trợ từ, thán từ ở một mức độ nhất định.

1. Thế nào là trợ từ, thán từ?

a) Trợ từ

Trong thuật ngữ trợ từ, có thể hiểu trợ là giúp, là phụ trợ, bổ trợ. Trợ từ là những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó. Một số ví dụ (trợ từ được in đậm) :

- Những cá là cá.

- Nhà có năm người mà nó mua những tám cái vé.

- Nhà đông người mà nó mua có hai lạng thịt.

- Chính anh là người đã gây ra tai nạn này.

- Ngay cả thầy giáo chủ nhiệm cũng không biết sự việc này.

- Thì tôi cũng đâu có biết việc đó.

- Cái nhà anh này, cứ nói là một tấc đến trời.

- Tôi thì tôi không thích nó.

- Nó là hay nói dối lắm đấy.


b) Thán từ (còn được gọi là từ cảm, cảm từ, từ cảm thán, cảm thán từ...)

- Trong thuật ngữ thán từ, thán là than, thở than, kêu than. Thán từ là từ dùng để bộc lộ cảm xúc trực tiếp của người nói (Ví dụ: thán từ ái diễn tả thái độ, trạng thái cảm xúc khó chịu, đau đớn đột ngột do tác động của một vật ở bên ngoài ; từ ồ biểu thị cảm xúc, thái độ ngạc nhiên, bất ngờ cúa người nói trước một hiện tượng, một sự kiện nào đó,...). Một số ví dụ khác:

+ Ôi đâu phải qua đêm dài lạnh cóng

Mặt trời lên là hết bóng mù sương!

(Tố Hữu)

+ Ồ thích thật, bài thơ miền Bắc

Rất tự do nên tươi nhạc, tươi vần.

(Tố Hữu)

+ Hỡi ôi, súng giặc đất rền

Lòng dân trời tỏ.

(Nguyễn Đình Chiểu)

+ Than ôi! Tuồng thiên diễn mưa Âu gió Mĩ...

(Phan Bội Châu)

+ Ơ hay! Sao lại vứt thang lại thế này ?

(Trần Đăng)

Thán từ khi được sử dụng thường gắn liền với một ngữ điệu (lên giọng hay xuống giọng, nhấn mạnh hay lướt qua,...) và cử chí, nét mặt, điệu bộ,... của người nói.

- Ngoài ra, thán từ còn được dùng để gọi, đáp. Một số ví dụ:

+ Hỡi những con khôn của giống nòi

Những chàng trai quý gái yêu ơi

(Tố Hữu)

+ Vâng, con về ngay.

+ Tàu đến, chị đánh thức em dậy nhé.

- Ừ, em cứ ngủ đi.

(Thạch Lam)


2. Một số điểu cần lưu ý khi dùng trợ từ, thán từ

- Trợ từ chủ yếu được dùng trong khẩu ngữ sinh hoạt, trong giao tiếp thông thường. Trợ từ khi được sử dụng thường kèm theo một ngữ điệu nào đó (nhằm nhấn mạnh hoặc bày tỏ thái độ đánh giá).

- Khi sử dụng thán từ để bày tỏ cảm xúc trực tiếp cũng cần lưu ý: Thán từ được sử dụng phải phù hợp với trạng thái tình cảm, cảm xúc, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. Việc sử dụng các thán từ gọi đáp cũng phải phù hợp với đối tượng giao tiếp, để đảm bảo được tính lịch sự, tính văn hoá trong giao tiếp.


II. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. - Các câu cho sẵn trong bài tập này chia thành 4 cặp câu. Mỗi cặp câu (a và b ; c và d ; e và g ; h và i) liên quan tới một từ (trong các từ chính ; ngay, là ; những). Các từ này là từ đồng âm (hình thức âm thanh giống nhau nhưng khác nhau về từ loại: là trợ từ và không phải là trợ từ).

- Muốn xác định được từ nào là trợ từ, em đọc kĩ từng câu (từng cặp câu), dựa vào ngữ cảnh để xác định từ loại của từ in đậm.

Cụ thể, trong câu (a), từ chính là trợ từ, dùng đế nhấn mạnh vào đối tượng được nói tới trong câu (thầy hiệu trưởng). Từ chính ở câu (b) là tính từ, bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng trước (nhân vật). Do đó, từ chính trong câu (b) không phải trợ từ.

- Đối với các cặp câu còn lại, cách làm cũng tương tự.

(Đáp án: + Là trợ từ: Từ in đậm trong các câu c, g, i.

+ Không phải là trợ từ: Từ in đậm trong các câu d, e, h.)


2. Muốn giải thích được nghĩa của các trợ từ, em đọc kĩ từng câu, chú ý đặt trợ từ vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện để tìm hiểu nghĩa. Em có thể tra nghĩa của các trợ từ này trong từ điển. Cụ thể, nghĩa của từng từ như sau:

- Câu (a): Trợ từ lấy dùng để nhấn mạnh mức tối thiểu, không yêu cầu hơn.

- Câu (b): Trợ từ nguyên nhấn mạnh ý duy chỉ một thứ. Trợ từ đến biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, làm ít nhiều ngạc nhiên.

- Câu (c): Trợ từ cả biểu thị ý nhấn mạnh về mức độ cao, ý bao hàm.

- Câu (d): Trợ từ cứ biểu thị ý nhấn mạnh thêm về sắc thái khẳng định, không kể khách quan như thế nào.


3. Em đọc kĩ từng câu, chú ý các từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc và các từ dùng để gọi đáp. Các thán từ thường đứng ở đầu câu (hoặc tách thành câu đặc biệt). Cụ thể, các thán từ tìm được là:

- Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc: à, ấy, chao ôi, hỡi ôi
- Thán từ gọi đáp: này, vâng

4. Muốn biết các thán từ này biểu lộ những cảm xúc gì, trước hết, em cần đọc kĩ các câu văn, câu thơ, đặt thán từ trong ngữ cảnh mà nó xuất hiện để tìm hiểu nghĩa. Ngoài ra, em có thể tra từ điển.

Cụ thể, từng thán từ biểu lộ những cảm xúc sau:

- Ha ha: gợi tả tiếng cười to, đầy sung sướng trước sự phát hiện bất ngờ, thú vị.

- Ái ái: những tiếng thốt lên khi bị đau đột ngột (ở đây thể hiện ý vừa đau vừa sợ hãi).

- Than ôi: biểu thị sự đau buồn, nuối tiếc.


5. Trước khi đặt câu, em chọn 5 thán từ (gồm hai loại: biểu lộ tình cảm, cảm xúc và gọi đáp). Với mỗi thán từ đó, em tìm hiểu nghĩa và hoàn cảnh sử dụng của nó. Nội dung cả câu nên nói về những sự vật, sự việc gần gũi, quen thuộc với các em. Một số ví dụ:

- Ôi, phong cảnh ở đây mới đẹp làm sao.

- Vâng, từ nay con không đi đá bóng vào buổi trưa nữa.


6. Người mà “gọi dạ bảo vâng” là người có thái độ cung kính, lễ phép (đối với người trên). Câu tục ngữ này khuyên chúng ta phải lễ phép với người trên.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |