Bài soạn "Tôi yêu em" của Pu-skin số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả

Puskin (1799 – 1837) là một nhà văn hiện thực xuất sắc của Nga. Ông được mệnh danh là “mặt trời của thi ca Nga”.
Ông xuất thân từ một tầng lớp đại quý tộc nhưng cả đời lại gắn bó với số phận của nhân dân.
Sự nghiệp:
Ông là người đặt nền móng cho sự phát triển của văn học hiện thực ở Nga thế kỉ XIX
Ngoài thơ ông còn nhiều thể loại khác như: Ép- ghê- nhi ô nhê gin( tiểu thuyết thơ), con đầm bích (truyện ngắn), Bô rít gô đu nốp (kịch lịch sử)
Đề tài: phong phú, đều thể hiện tuyệt đẹp tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu.


2. Tác phẩm

“Tôi yêu em” là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Pu – skin, được khơi nguồn từ mối tình của nhà thơ với A.A. Ô-lê-nhi-a người mà mùa hè năm 1829 Pu – skin đã cầu hôn nhưng không được chấp nhận. Bài thơ vốn không có nhan đề, nhan đề “Tôi yêu em” là do người dịch đặt.
Bài thơ thấm đẫm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn của một tâm hồn yêu đương trong sáng, chân thành, mãnh liệt và nhân hậu. Lời bày tỏ tình yêu của Pu-skin được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị mà tinh tế.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1: Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2

Điệp khúc nào làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ? Bài thơ dường như là một lời từ giã cho một mối tình không thành. Lời từ giã của Pu-skin có gì đặc biệt?

Bài làm:
Mở đầu bài thơ nhà thơ ngỏ lời “tôi yêu em” tiếng nói ấy được nhà thơ cất giữ bao lâu và đến khi bày tỏ thì nó đã bị từ chối, nhưng trái tim vốn chẳng nghe lời khi nó luôn có hình bóng ai đó. Điệp khúc "tôi yêu em" làm nổi bật cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Tám dòng thơ mà có đến ba lần điệp khúc tôi yêu em được láy đi láy lại ở dòng 1, 5, 7 và từng dòng thơ để nhấn mạnh ý. Điệp khúc tôi yêu em là giọng điệu chủ đạo của bài thơ, nó vang lên như tiếng lòng say đắm, mãnh liệt, vững bền của tình yêu thi sĩ đối với người yêu.
Bài thơ chính là lời từ giã cho một tình yêu không thành, bởi năm 1829 Pu-skin đã cầu hôn và bị từ chối, trong đau khổ mà lại còn rất yêu ông đã sáng tác bài thơ này để bày tỏ nỗi lòng của mình. Dù bị từ chối nhưng ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai nghĩa là nó vẫn còn trong trái tim nhà thơ.
Tuy nhiên nhà thơ biết rằng người con gái ấy không yêu mình vậy nên nhà thơ thà chịu đau một mình chứ không để cô gái mình yêu phải buồn bã hay khó xử. Lời từ giã xuất phát từ ý chí và con tim của nhà thơ, tuy rằng vẫn còn rất nhiều tình cảm nhưng nhà thơ đành buông tay. Tuy vậy, nhà thơ rất cao thượng với tình yêu của mình, tuy bị từ chối nhưng vẫn cầu mong những điều tốt đẹp cho người yêu của mình.


Câu 2: Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2
Giọng điệu trữ tình chuyển biến như thế nào từ hai câu 1-2 sang hai câu 3-4 và từ hai câu 5-6 sang hai câu 7-8? Diễn biến tâm trạng phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện tinh tế ra sao?
Bài làm:
Trong những câu thơ đầu tác giả thể hiện tâm trạng mâu thuẫn giằng xé trong lòng:
"Tôi yêu em: đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai;

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa,

Hay hồn em phải gợn bóng u hoài."
Trong hai câu 1-2 tác giả thể hiện tình yêu đấu tranh giữa con tim và lý trí, sự giằng xé mâu thuân trong tình cảm và lý trí mạnh mẽ của mình. Điều đó được thể hiện cụ thể qua các từ ngữ như: chừng có thể, chưa hẳn. Tuy nhiên tâm trạng nhà thơ ngay lập tức biến chuyển, mọi cảm xúc của nhà thơ đều kìm nén lại bị chi phối bởi lý trí, chỉ giữ trong lòng một mình đau khổ mà không làm người mình yêu phải bận tâm thể hiện qua câu 3-4.
Trong hai câu thơ 5-6, tác giả thể hiện một tình yêu thầm kín mãnh liệt, thể hiện sự đau khổ tuyệt vọng của tác giả. Trong hai câu thơ cuối tác giả thể hiện một tình yêu cao thượng, trong lòng dù rất yêu, dù tình yêu chân thành bị từ chối nhưng vẫn cầu chúc cho người mình yêu được hạnh phúc mà không oán trách điều gì.
Tâm trạng của tác giả được thể hiện một cách tự nhiên, ngôn từ giản dị nhưng hết sức tinh tế.


Câu 3: Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2
Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị?
Bài làm:
Điệp ngữ “tôi yêu em” lại vang lên một lần nữa thể hiện tình yêu chân thành của nhà thơ
Tình yêu đó chân thành và đằm thắm
Tuy nhiên không được chấp nhận thì nhà thơ cũng cầu chúc cho người con gái của mình gặp được người yêu giống như mình từng yêu cô ấy. Bởi chỉ có nhà thơ mới hiểu hết được tình cảm của mình dành cho cô gái.
Nhà thơ vượt qua những ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường để cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc, đó là một tình yêu cao thượng không phải ai cũng làm được.


Câu 4: Trang 60 sgk ngữ văn 11 tập 2
Bài thơ gợi cho anh (chị) những cảm nghĩ gì về tâm hồn Pu-skin và về tình yêu?
Bài làm:
Bài thơ là tiếng nói thầm kín yêu thương và hết sức chân thành của nhà thơ dành cho người con gái của mình. "Tôi yêu em" được nhắc lại ba lần ở đầu dòng của bài thơ thể hiện tình yêu chân thành đằm thắm của nhà thơ. Một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệt, nhân hậu, vị tha.
Một tình yêu dù đau khổ nhưng hết sức mãnh liệt, thì ra khi đã yêu chân thành con người ta chỉ muốn giành những điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu dù bản thân có đau khổ thế nào!

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |