Bài soạn "Tôi và chúng ta" số 6

I. Tìm hiểu chung về bài Tôi và chúng ta

1. Tác giả:

Lưu Quang Vũ (1948 - 1988) là nhà soạn kịch, nhà thơ và nhà văn hiện đại của Việt Nam.
Các tác phẩm của ông đã để lại một dấu ấn đáng kể trong lòng công chúng Việt Nam.
Một số vở kịch nổi tiếng của ông: Sống mãi tuổi 17, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Lời thề thứ 9, Tôi và chúng ta,…


2. Tác phẩm:

Tôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại trên sân khấu.


Bố cục:

Phần 1 (từ đầu đến "tăng lên ít nhất là gấp năm lần"): Giám đốc Hoàng Việt và Lê Sơn cùng triển khai kế hoạch kinh doanh mới.
Phần 2 (tiếp theo đến "các đồng chí giải tán"): Kế hoạch vấp phải sự phản đổi của nhiều người nhưng Hoàng Việt vẫn kiên quyết tiến hành.

Phần 3 (còn lại): Phản ứng của mọi người khi kế hoạch mới được quyết định thi hành.


II. Hướng dẫn Soạn bài Tôi và chúng ta lớp 9

Câu 1 trang 180 SGK văn 9 tập 2

Đọc kĩ các chú thích để hiểu nội dung, chủ đề vở kịch, hiểu vị trí của các nhân vật.


Câu 2 trang 180 SGK văn 9 tập 2

Mâu thuẫn cơ bản củ vở kịch đó là mâu thuẫn của chủ nghĩa tập thể chung chung và quyền lợi, hạnh phúc của cá nhân. Đây là một mâu thuẫn dai dẳng, và không kém phần gay gắt giữa cái mới (những tư tưởng tiến bộ, cách mạng) và cái cũ.
Ý nghĩa của nó:

Tôi và chúng ta khẳng định rằng không thể có thứ chủ nghĩa tập thể chung chung, không thể giữ mãi các nguyên tắc, phương pháp của thời cũ trước sự chuyển biến sinh động của cuộc sống. Cái "chúng ta" được hình thành từ nhiều cái "tôi" cụ thể, vì vậy cần quan tâm, chăm sóc quyền lợi, hạnh phúc của từng cá nhân con người. Đây là một quá trình đấu tranh gay gắt, cần có những con người có trí tuệ, có bản lĩnh, dám nghĩ dám làm.
Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ.


Câu 3 trang 180 SGK văn 9 tập 2

Tình huống của vở kịch: Khi xí nghiệp Thắng Lợi liên tục ngưng trệ sản xuất, tình hình xí nghiệp ngày càng đi xuống, giám đốc Hoàng Việt đã đưa ra giải pháp táo bạo.
Mâu thuẫn cơ bản của tác phẩm đến đây thể hiện bằng việc là rất nhiều người phản đối biện pháp của giám đốc Hoàng Việt.


Câu 4 trang 180 SGK văn 9 tập 2

Tính cách của các nhân vật được thể hiện:

Giám đốc Hoàng Việt: Một nhà lãnh đạo quyết đoán, có tinh thần trách nhiệm cao, năng động, dám nghĩ dám làm, trung thực, thẳng thắn, quyết liệt trong tranh đấu.
Kĩ sư Lê Sơn: Kĩ sư có năng lực, có trình độ chuyên môn giỏi, sẵn sàng cùng Hoàng Việt cải tiến toàn diện hoạt động của đơn vị.
Phó giám đốc Nguyễn Chính: một người cứng nhắc, máy móc, bảo thủ nhưng cũng gian ngoan, nhiều mánh khoé.
Quản đốc phân xưởng Trương: suy nghĩ và làm việc như cái máy và khô cằn tình người, thích tỏ ra quyền thế, hách dịch với anh chị em công nhân.


Câu 5 trang 180 SGK văn 9 tập 2

Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành công một tình huống mỗi lúc lại tiến đến căng thẳng hơn với những nút thắt tưởng chừng như không thể tháo gỡ, nhưng cuối cùng nút thắt lại được tháo bỏ và chiến thắng thuộc về phe đổi mới, tiến bộ.


III. Luyện tập về bài Tôi và chúng ta

Tóm tắt sự phát triển của mâu thuẫn kịch:

Sau một năm nhận chức giám đốc và tìm hiểu, củng cố lại xí nghiệp Thắng Lợi, Hoàng Việt quyết định thực thi những phương án mới, dứt khoát không tuân thủ theo những nguyên tắc lạc hậu đã kìm hãm sự phát triển của xí nghiệp. Nhưng ý kiến của Hoàng Việt không được sự đồng thuận của những người cộng sự bảo thủ. Và hai bên đã xảy ra những xung đột ngày càng căng thẳng.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |