Bài soạn "Tính thống nhất về chủ đề của văn bản" số 3
Kiến thức cơ bản
• Chủ đề là đối tượng và vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
• Văn bản có tính thống nhất về chủ đề khi chỉ biểu đạt chủ đề đã xác định, không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
• Để viết hoặc hiểu một văn bản, cần xác định chủ đề được thể hiện ở nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thường lặp đi lặp lại.
Hướng dẫn soạn bài tính thống nhất về chủ đề của văn bản chi tiết.
Chủ đề của văn bản
Đọc lại văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh và trả lời câu hỏi:
1 - Trang 12 SGK
Tác giả nhớ lại những kỉ niệm sâu sắc nào trong thời thơ ấu của mình. Sự hồi tưởng ấy gợi lên những ấn tượng gì trong gì trong lòng tác giả?
Trả lời
Trong văn bản Tôi đi học, tác giả đã nhớ lại kỉ niệm sâu sắc trong thời thơ ấu của mình buổi tựu trường đầu tiên. Buổi tựu trường ấy đã để lại trong lòng tác giả những rung động thiết tha, những cảm xúc sâu sắc, khó quên
2 - Trang 12 SGK
Nội dung câu trả lời trên chính là chủ đề của văn bản. Hãy phát biểu chủ đề của văn bản này.
Trả lời
Chủ đề của truyện ngắn “Tôi đi học”: truyện đã tái hiện lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của một chú bé lần đầu tiên trong đời được mẹ đưa đến trường. Qua đó thể hiện tình yêu quê hương thiết tha, nhẹ nhàng, êm ả, lòng yêu mến tuổi thơ.
3 - Trang 12 SGK
Từ các nhận thức trên, em hãy cho biết: chủ đề của văn bản là gì?
Trả lời
Chủ đề văn bản chính là vấn đề chính mà văn bản biểu đạt.
Tính thống nhất về chủ đề của văn bản
Nếu các câu thơ, đoạn thơ, đoạn vần… là xương thịt của tác phẩm thì chủ đề là linh hồn của bài thơ, của truyện. Nếu không nắm được toàn bộ các chi tiết của văn bản thì khó hình dung được chủ đề, tính tư tưởng của tác phẩm. Các chi tiết bộ phận của tác phẩm liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành chủ đề.
Tính thông nhất về chủ đề của văn bản là một trong những đặc trưng quan trọng tạo nên văn bản, phân biệt văn bản vối những câu hỗn độn, nó thể hiện trên hai bình diện:
– Về nội dung: văn bản cần phải xác định đề tài (đối tượng phản ánh), có chủ định của người tạo lập (bày tỏ ý kiến, quan niệm, cảm xúc… nhằm tác động đến nhận thức, hành động và tình cảm của người đọc).
– Về cấu trúc hình thức: tính thống nhất về chủ đề của văn bản được thể hiện qua nhan đề, đề mục, trong quan hệ giữa các phần của văn bản và các từ ngữ then chốt thưòng lặp đi lặp lại.
Ví dụ: Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, từ nhan đề đến cốt truyện, các tình tiêt đều mang tính liên kết chặt chẽ:
+ Thành và Thuỷ đau khổ khóc suốt đêm.
+ Sáng sớm, Thành đau buồn đi ra vườn ngồi một mình thì em gái theo ra.
+ Hai anh em chia đồ chơi.
+ Thành dẫn Thuỷ về trường cũ, chào giã biệt cô giáo Tâm và các bạn lớp 4B.
+ Trước lúc lên xe, Thuỷ để lại cho anh trai cả hai con búp bê… Thành nhìn theo bóng em gái rồi khóc.
Như vậy, những con búp bê ngây thơ, ngộ nghĩnh không biết nỗi buồn phải chia tay. Chính cuộc chia tay của bố mẹ đã dẫn đến cuộc chia tay của con cái, của bạn bè và dẫn đến cuộc chia tay của búp bê.
Trong thực tế, Thành và Thuỷ đã không để cho búp bê phải chia tay. Điều đó nói lên nguyện vọng mãi mãi ở bên nhau của các em. Đó là điều khiến cho các bậc cha mẹ phải suy nghĩ.
Gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng với các em nhỏ. Hãy giữ gìn hạnh phúc gia đình, đừng bao giờ để gia đình tan võ, khiến cho người lốn chia tay và kéo theo bao cuộc chia tay đau đớn của các em nhỏ ngây thơ, hiền lành, vô tội.
Qua đó, ta rút ra chủ đề của truyện là:
+ Sự đau khổ của các em nhỏ trước bi kịch gia đình (cha mẹ bỏ nhau).
+ Tình thương yêu của anh em, của bạn bè.
Đọc lại văn bản “Tôi đi học” của Thanh Tịnh và trả lòi câu hỏi:
a) Để có thể biết được văn bản “Tôi đi học” nói lên những kỉ niệm của tác giả về buổi tựu trường đầu tiên, căn cứ vào:
– Nhan đề: “Tôi đi học”.
– Các từ ngữ và các câu trong văn bản viết về những kỉ niệm buổi tựu trường đầu tiên trong đời, như:
+ Hăng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những
đám mây bàng bạc, lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mđn man của buổi tựu trường.
+ Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy, nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
+ Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.
b) Văn bản “Tôi đi học” tập trung hồi tưởng lại tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật tôi trong buổi tựu trường đầu tiên:
– Các từ ngừ chứng tỏ tâm trạng đó in sâu trong lòng nhân vật tôi suốt cuộc đòi:
+ Hằng năm…, lòng tôi lại náo nức…
+ Tôi quên thế nào được…
+ Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ… lòng tôi, lại tưng bừng rộn rã
– Các từ ngữ, các chi tiết nêu bật cảm giác mới lạ xen lẫn bỡ ngỡ của nhân vật tôi khi cùng mẹ đi đến trường, khi cùng các bạn vào lớp là:
+ Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần/ lần này tự nhiên thấy lạ.
+ Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
+ Tôi không lội qua sông thả diều, không đi ra đồng nô đùa.
+ Trong chiếc áo vải dù đen, dài, tôi cảm thấy mình trang trọng và đứng đắn.
+ Trước đó mấy hôm… tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ… Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. Nhưng lần này lại khác… trường vừa xinh xắn vừa oai nghiêm.
+ Cũng như tôi, mấy cậu học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân.
+ Sau một hồi trống thúc vang dội cả lòng tôi… cảm thấy minh chơ vơ…
c) Từ việc phân tích trên, có thể hiểu.
– Tính thống nhất về chủ đề của văn bản là sự thế hiện tập trung chủ đề đã xác định trong văn bản ấy, không xa rời, hay lạc sang chủ đề khác.
– Để đảm bảo tính thông nhất đó, từ nhan đề đến các đề mục, các câu trong văn bản đều thể hiện chủ đề.
Luyện tập
1 - Trang 13 SGK
Phân tích tính thông nhất về chủ đề của văn bản (Rừng cọ Quê Tôi) theo những yêu cầu (...)
Gợi ý
a) Đối tượng mà văn bản đề cập đến đó là rừng cọ ở quê hương. Vấn đề tác giả muốn nói tới: vẻ đẹp của rừng cọ, và sự gắn bó của rừng cọ đối với cuộc sống con người.
- Văn bản gồm có ba phần:
+ Phần mở bài (câu đầu tiên): Niềm tự hào về rừng cọ
+ Phần thân bài (ba đoạn tiếp theo):
• Đoạn 1: Vẻ đẹp của cây cọ
• Đoạn 2: Sự gắn bó của tác giả với cây cọ
• Đoạn 3: Sự gắn bó của cây cọ với cuộc sống của người dân sông Thao.
+ Phần kết bài (còn lại): Tình cảm gắn bó của người dân sống Thao với rừng cọ.
- Trình tự trên của văn bản là không thể thay đổi vì đó là một trình tự mạch lạc, hợp lí, chặt chẽ.
2 - Trang 13 SGK
Một bạn dự định viết những ý sau trong bài văn chứng minh luận điểm “Văn chương làm cho tình yêu quê hương đất nước trong ta thêm phong phú và sâu sắc”:
(...)
Hãy trao dổi theo nhóm xem ý nào sẽ làm cho bài viết lạc đề.
Trả lời
Dàn ý của bạn làm gồm có:
a) Văn chương làm cho những hiểu biết của ta về quê hương đất nước thêm phong phú, sâu sắc.
b) Văn chương lấy ngôn từ làm phương tiện biểu hiện.
c) Văn chương làm ta thêm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước, về truyền thống tốt đẹp của ông cha ta.
d) Văn chương giúp ta yêu cuộc sống yêu cái đẹp.
e) Văn chương nung nấu trong ta lòng căm thù bọn giặc cướp nước; bọn bán nước và hun đúc ý chí quyết tâm hi sinh để bảo vệ nền độc lập, tự do của Tổ quốc.
Ta thấy ý (b) và (e) là không hợp lí vì:
- Yêu cầu cần chứng minh là tác dụng của văn chương trong việc bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước.
- Ý (b) thiên về đặc trưng của ngôn ngữ văn chương.
- Ý (e) xa đề, nó biểu hiện một ý khác.
3 - Trang 13 SGK
Để phân tích dòng cảm xúc thiết tha, trong trẻo của nhân vật "tôi" trong văn bản Tôi đi học, có bạn triển khai những ý sau
(....)
Hãy thảo luận cùng bạn để bổ sung, lựa chọn, điều chỉnh lại các từ, các ý thật sát với yêu cầu của đề bài.
Trả lời
Dàn ý của bạn gồm có:
a) Cứ mùa thu về, mỗi lần thấy các em nhỏ núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng lại náo nức, rộn rã, xốn xang.
b) Con đường đến trường trở nên lạ.
c) Mẹ nắm tay dẫn đến trường.
d) Muốn thử cố gắng tự mang sách vở như một cậu học trò thật sự.
e) Sân trường rộng, ngôi trường cao hơn.
g) Sợ hãi chơ vơ trong hàng người bước vào lớp.
h) Ông đốc và thầy giáo trẻ trìu mến tiếp đón học trò.
Nhận xét:
- Hệ thống dàn ý của bạn chưa phản ánh được thật chính xác diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi.
- Một số ý chưa hợp lí ý (c) và ý (h) không thể hiện diễn biến tâm trạng.