Bài soạn "Tìm hiểu chung về văn biểu cảm" số 4

I. Nhu cầu biểu cảm và văn biểu cảm

1. Nhu cầu biểu cảm của con người

Đọc những câu ca dao trong SGK và trả lời câu hỏi:

- Mỗi câu ca dao trên thổ lộ tình cảm, cảm xúc:

Câu 1: Bài ca dao bộc lộ sự thương xót, đồng cảm với số phận của những người thấp cổ bé họng, không có tiếng nói trong xã hội xưa.
Câu 2: Bài ca dao bộc lộ niềm tình yêu, niềm tự hào và ca ngợi bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phụ và đẹp đẽ.
- Con người cần sử dụng văn biểu cảm khi muốn bộc lộ tình cảm, cam xúc của bản thân.

- Trong thư từ gửi cho người thân hay bạn bè, chúng ta thường sử bộc lộ tình cảm (nhớ nhung, yêu mến…)


2. Đặc điểm của văn biểu cảm

a.

- Hai đoạn văn trên biểu đạt:

Đoạn văn thứ 1: Bộc lộ sự tiếc nuối và nhớ nhung của người viết khi người bạn thân đã chuyển sang nơi khác sống.
Đoạn văn thứ 2: Bộc lộ tình yêu, sự gắn bó thiết tha của người viết dành cho quê hương, đất nước.
- Nội dung ấy khác với văn bản miêu tả và tự sự: tình cảm, cảm xúc là nội dung chủ đạo được thể hiện. Còn văn tự sự là kể về nhân vật, sự kiện hay văn miêu tả thì tập trung tả về đặc điểm tính chất của sự vật, sự việc.

b.

- Ý kiến: tán thành

- Tình cảm trong văn biểu cảm phải là những tình cảm chân thành, xuất phát từ bản thân người viết.

c. Phương thức biểu đạt tình cảm, cảm xúc:

- Đoạn thứ nhất: bộc lộ trực tiếp qua ngôn ngữ, giọng điệu.

- Đoạn thứ hai: bộc lộ gián tiếp thông qua việc miêu tả tiếng hát của cô gái trong đoạn văn.

=> Tổng kết:

- Văn biểu cảm là văn bản viết ra nhằm biểu đạt tình cảm, cảm xúc, sự đánh giá của con người đối với thế giới xung quanh và khêu gợi lòng đồng cảm nơi người đọc.

- Văn biểu cảm còn gọi là văn trữ tình, bao gồm các thể loại văn học như thơ trữ tình, ca dao trữ tình,tùy bút…

- Tình cảm trong văn biểu cảm thường là những tình cảm đẹp, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.

- Ngoài cách biểu cảm trực tiếp qua tiếng kêu, lời than… văn biểu cảm còn sử dụng các bộ lộ gián tiếp thông qua biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.


II. Luyện tập

Câu 1. So sánh hai đoạn văn trong SGK và cho biết đoạn văn nào là văn biểu cảm. Vì sao? Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm của đoạn văn ấy.

- Cả hai đoạn đều có nội dung: nói về hoa hải đường.

- Nhưng có sự khác nhau:

Đoạn a: Chủ yếu chỉ nói về đặc điểm của hoa hải đường.
=> Không phải đoạn văn biểu cảm

Đoạn b: Qua việc miêu tả hoa hải đường nói lên tình cảm yêu mến và say đắm của người viết dành cho loài hoa này.
=> Đoạn văn biểu cảm


Câu 2. Hãy chỉ ra nội dung biểu cảm trong bài Sông núi nước Nam và Phò giá về kinh.

- Sông núi nước Nam: Tình yêu đất nước cũng như lòng căm thù giặc sâu sắc.

- Phò giá về kinh: Lòng tự hào về chiến thắng của dân tộc và khát vọng xây dựng đất nước trong buổi thái bình.


Câu 3. Kể tên một số bài văn biểu cảm (trữ tình) hay mà em biết.

Một số bài văn biểu cảm (trữ tình) mà em biết: Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), Bầm ơi (Tố Hữu), Chùm các bài ca dao đã học: Những câu hát than thân, Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước con người, Những câu hát về tình cảm gia đình.


Câu 4. Sưu tầm và chép ra giấy một số đoạn văn xuôi biểu cảm.

- Học sinh tự sưu tầm.

- Một số đề văn như:

Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu
Cảm nghĩ về cuốn sách em yêu thích
Cảm nghĩ khi về một loài cây em yêu thích
Cảm nghĩ về ngày Tết cổ truyền quê em...


Gợi ý:

- Đoạn văn: Cảm nghĩ về người mẹ thân yêu.

“Đã biết bao bài thơ, bài văn nói về mẹ, nói về những tình cảm thân thiết nhất của mẹ dành cho con. Ôi! Mẹ kính yêu của con. Không có một nhà văn nào, lời bài hát nào có thể sánh được tình cảm của mẹ. Nếu có một ông Tiên hiện ra và ban cho con một điều ước, con sẽ ước rằng: "Mẹ sẽ sống mãi mãi trên cõi đời này, luôn đi với con và sát cánh mãi mãi bên con". Giá như điều đó trở thành sự thật, dù có phải chờ đợi thật lâu thì con vẫn hy vọng mong ước đổ sẽ trở thành sự thật.

Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào.

Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hơn cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiều lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.


Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mắt để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.


Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.


Con hiểu mỗi bước đi của con đểu khắc ghi những tình cảm thiết tha, êm đềm của mẹ.”

- Đoạn văn: Cảm nghĩ về cuốn sách mà em yêu thích.

“Ai mà chẳng có một tuổi thơ thật đẹp đẽ.. Tuổi thơ của tôi cũng vậy, tràn ngập tiếng cười, niềm vui, tràn ngập những yêu thương, lo lắng. Ở những nơi mà tôi từng sinh sống, có biết bao nhiêu kỷ niệm, nào là những trưa nắng, không đi ngủ trưa mà trốn đi chơi, những buổi chơi ô ăn quan hay nhảy lò cò…


Đó là một tuổi thơ chưa từng biết nghĩ đến sự cô đơn là gì, chưa lo lắng đến việc mình làm lụng để mưu sinh. Nhưng đến khi lớn lên, con người ta luôn bận rộn, luôn suy nghĩ nhiều thứ. Khi ta còn thơ bé, ta sẽ sẵn sàng làm những gì mình muốn, nhưng khi lớn lên, ta chỉ muốn làm những gì mà người khác mong muốn. Vì vậy, giữa trẻ con và người lớn luôn có nhiều điểm rất khác biệt. Tôi biết về tác giả Nguyễn Nhật Ánh đã lâu, nhưng đến bây giờ, tôi mới có dịp được đọc những cuốn sách của ông. Một trong những cuốn sách mà tôi vô cùng ấn tượng đó là cuốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.


Cuốn sách này đã được tặng giải thưởng văn học ASEAN 2010. Cuốn sách có bìa màu vàng, in hình một cậu bé, tờ bìa phía sau, tác giả đã nói rằng: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em”. Nguyễn Nhật Ánh viết quyển sách để nói về tuổi thơ của 4 nhân vật là thằng Cu Mùi, thằng Hải Cò, con Tí Sún và con Tũn gồm tất cả 12 chương.


Tôi vô cùng ấn tượng với chương 1 “Tóm lại đã hết một ngày” và chương 2 “Bố mẹ tuyệt vời”, bởi nó khiến cho tôi càng thêm biết ơn bố mẹ của mình. Với chương 1, tôi cảm nhận được tình yêu thương, lo lắng của mẹ dành cho tác giả lúc còn nhỏ. Mà mối quan tâm chủ yếu là về sức khỏe, đối với trẻ con thì chẳng hề để ý đến sức khỏe của mình cho mấy, nhưng đến khi càng lớn tuổi, mối quan tâm về sức khỏe càng tỏ ra vô cùng đúng đắn, quan trọng.


Khi đọc quyển sách, rất nhiều kí ức ùa về trong đầu óc tôi. Tôi nhớ lại về những ngày mình 7, 8 tuổi, tôi chẳng nghĩ gì nhiều về mặt tình cảm. Nhưng càng lớn, chỉ số tăng trưởng về mặt tình cảm càng tăng lên. Chẳng hạn, tình cảm của mình đối với gia đình. Trong chương 2, tác giả kể về những trò chơi mà ông và các người bạn nhỏ trong xóm cùng nhau chơi. Nó mang lại rất nhiều tiếng cười với tôi, và chắc hẳn, nếu bạn đọc được chương này, bạn sẽ cảm nhận được giống như tôi.

Ngoài ra, tôi cũng rất thích chương “Đặt tên cho thế giới”. Cu Mùi cũng Hải Cò, con Tí Sún, con Tủn cùng nhau thay đổi những suy nghĩ của bản thân. Cả bọn cho rằng “cái cánh tay là cái miệng”, nói “đi chợ thay cho đi ngủ”, cũng như “cái cặp biến đổi thành cái giếng”… Cả bọn quyết tâm thay đổi cách gọi, đặt tên lại cho cả thế giới chỉ với mục đích làm cho thế giới trở nên mới mẻ, bớt nhàm tẻ.


Những câu chuyện như vậy cũng rất mang lại tiếng cười, cho thấy được tuổi thơ của Nguyễn Nhật Ánh rất vui, đầy lý thú. Ở cuối chương 12, tác giả có viết “Để sống tốt hơn đôi khi chúng ta phải học làm trẻ con trước khi học làm người lớn..”. Đúng vậy, tuổi thơ cho ta rất nhiều kỉ niệm, khi nhỏ, ta thường ước mong được làm người lớn để tự do làm điều mình thích mà không phải xin phép ba mẹ.


Đến khi lớn, ta mới biết rằng, cuộc sống của một người lớn lại còn tẻ nhạt gấp nhiều lần cuộc sống trẻ con, nó khiến ta khát khao nói lên một điều rằng: “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ…”

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |