Bài soạn "Tiếng hát con tàu" của Chế Lan Viên số 4

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Tác giả:

Chế Lan Viên ( 1920- 1989), tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan. Quê quán: Quảng Trị
Bản thân: rất đa tài vừa có thể dạy học, làm báo, làm thơ, làm cách mạng
Sự nghiệp sáng tác:
Chế Lan Viên là nhà thơ tiêu biểu của phong trào Thơ Mới. Trước Cách mạng, thơ ông thể hiện tư tưởng siêu hình và bế tắc về thế giới và nghệ thuật. Sau 1945, hiện thực cách mạng và nhân dân đã làm cuộc đời và hồn thơ Chế Lan Viên thay đổi mạnh mẽ.
Tác phẩm chính như: Điêu Tàn (1937), ánh sáng và phù sa(1960)…
Chế Lan Viên nổi tiếng trước cách mạng với tập thơ Điêu Tàn, sau đó ông tham gia hoạt động cách mạng sau đó tiếp tục sáng tác
Phong cách thơ: giàu chất suy tưởng mang vẻ đẹp trí tuệ phong phú và đa dạng về hình ảnh. Có nhiều tìm tòi đổi mới về nghệ thuật


2. Bài thơ Tiếng hát con tàu

Hoàn cảnh sáng tác: năm 1958 – 1960 Đảng ta vận động thanh niên miền xuôi đi theo khai hoang phát triển kinh tế ở vùng Tây Bắc. Nhà thơ Chế Lan Viên không đi được vì đang nằm trên giường bệnh nhưng xuất phát từ lòng biết ơn, sự gắn bó với nhân dân với những kỉ niệm sâu nặng nghĩa tình của nhân dân trong những năm kháng chiến chống pháp, Chế Lan Viên đã làm bài thơ này để theo con tàu tâm tưởng đến với Tây Bắc
“Tiếng hát con tàu” in trong tập “Ánh sáng và phù sa” (1960). Tác phẩm lấy cảm hứng từ cuộc vận động nhân dân miền xuôi lên Tây Bắc để xây dựng kinh tế miền núi những năm 58- 60.
Nhan đề và lời đề từ: Hình ảnh “Con tàu” và “Tây Bắc” mang ý nghĩa biểu tượng trong suốt bài thơ.


Ý nghĩa nhan đề:
Bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước.
Tây Bắc là vùng đất xa xôi của Tổ quốc cần được xây dựng lại sau chiến tranh
“Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.


B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (Trang 146 SGK) Hình ảnh con tàu và Tây Bắc ngoài ý nghĩa cụ thể còn có ý nghĩa biểu tượng. Hãy đọc kĩ bài thơ để hiểu được ý nghĩa biểu tượng đó. Căn cứ vào nội dung bài thơ, hãy cắt nghĩa nhan đề và bốn câu thơ đề từ.

Bài làm:
Ý nghĩa biểu tượng: bài thơ ra đời khi thực tế chưa có đường tàu lên Tây Bắc. Hình ảnh “con tàu” thực chất là hình ảnh biểu tượng thể hiện khát vọng lên đường và niềm mong ước của nhà thơ được đến với mọi miền đất nước. Đó là con tàu của tâm hồn nhà thơ khao khát về với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật. "Tây Bắc" ngoài ý nghĩa cụ thể chỉ miền đất vùng cao phía Tây Bắc của tổ quốc, nó còn biểu tượng cho mọi miền xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao mà sâu nặng tình nghĩa, khắc ghi kỉ niệm một thời kháng chiến. Tây Bắc chính là Tổ quốc.
“Tiếng hát con tàu”: Là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Tâm hồn nhà thơ đã hóa thân thành con tàu, hăm hở làm cuộc hành trình đến với Tây Bắc, đến với cuộc sống lớn của nhân dân. Đến với đất nước, nhân dân cũng là đến với cội nguồn của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật, trong đó có thơ ca.
Bốn câu thơ đề từ là những cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thơ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi sĩ với Tổ quốc, với cuộc đời – nơi tạo ra nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca.
Có sự đồng nhất: Tâm hồn ta là con tàu Tâm hồn ta là Tây Bắc
Con tàu là biểu tượng của khát vọng lên đường khát vọng đi xa đến những vùng đất xa xôi của Tổ Quốc.
Năng lượng để chạy con tàu lên Tây bắc không phải những nguyên liệu như đời thực hay dùng như than đá, xăng


Câu 2 (Trang 146 SGK) Bài thơ có thể chia làm được mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn. Bố cục đó thể hiện sự vận động tâm trạng của chủ thể trữ tình như thế nào?
Bài làm:
Bố cục bài thơ:
2 khổ đầu: Là sự trăn trở, giục giã lên đường
9 khổ giữa: Kỉ niệm về Tây Bắc trong những ngày kháng chiến gian khổ . Khát vọng về với nhân dân, nơi khắc ghi nhiều kỉ niệm nghĩa tình trong kháng chiến.
4 khổ cuối: Khúc hát lên đường say mê, tin tưởng. Hướng về Tây Bắc trong công cuộc xây dựng đất nước
Bố cục 3 phần đã thể hiện sự vận động tâm trạng chủ thể trữ tình: phần đầu có sự day dứt, trăn trở. Đoạn giữa là dòng hoài niệm với cảm xúc thiết tha, biết ơn. Đoạn cuối sôi nổi, háo hức.


Câu 3 (Trang 146 SGK) Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ nào? Phân tích đặc sắc về nghệ thuật của khổ thơ đó.
Bài làm:
Niềm hạnh phúc lớn lao khi gặp lại nhân dân được nhà thơ thể hiện trong khổ thơ sau:
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ

Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa

Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Tác giả đã tạo ra những hình ảnh giàu tính tượng trưng, mỗi cặp một sắc thái khác nhau để so sánh làm nổi bật niềm hạnh phúc lớn lao của (mình) khi từ bỏ thế giới nhỏ hẹp của cá nhân để về với nhân dân. Đối với con người ở đây, nhân dân là nơi chứa chan tình yêu thương, che chở, cưu mang, là nguồn sống, là bầu không khí, tiếp sức cho anh.
Nhớ về Tây Bắc bằng niềm khao khát được trở về với nhân dân, với cảm xúc như được trở về cội nguồn, về với niềm hạnh phúc lớn lao. Nhà thơ sử dụng những hình ảnh so sánh cụ thể mang vẻ đẹp thơ mộng, niềm vui sướng, hạnh phúc (Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ. Cỏ đón giêng hai chim én gặp mùa. Như đưa trẻ thơ đói lòng gặp sữa. Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đưa). Cách sắp xếp hàng loạt hình ảnh so sánh cùng hướng tới một ý nghĩa tạo sự nồng nàn, tha thiết.


Câu 4 (Trang 146 SGK) Hình ảnh nhân dân trong kỉ niệm của nhà thơ được gợi lên qua hình ảnh những con người cụ thể nào? Phân tích những khổ thơ nói về những kỉ niệm đó để làm rõ sự nghiệp gắn bó và lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ với nhân dân.
Bài làm:
Nhân dân Tây Bắc trong hoài niệm của tác giả là những người dân lao động nghèo nhưng giàu lòng yêu nước, gắn bó nghĩa tình với kháng chiến.
Hình ảnh con người cụ thể đại diện cho nhân dân Tây Bắc trong nỗi nhớ của nhà thơ:
Người anh du kích: đã hi sinh trong một trận công đồn, trước lúc ra đi còn nhường lại chiếc áo đang mặc cho người kháng chiến
Thằng em liên lạc: một em thiếu nhi Tây Bắc sớm có lòng yêu nước, tận tụy, đầy ý thức trách nhiệm với công việc
Người “mế” ân cần chăm sóc người kháng chiến khi họ bị bệnh không phải một ngày, một tháng mà cả "mùa dài". Tình mẹ đối với người kháng chiến chẳng khác tình ruột thịt. Hình ảnh mẹ càng đẹp hơn trong sự phản chiếu lung linh của "lửa hồng soi tóc bạc".
Hình ảnh cô gái Tây Bắc đọng lại trong cử chỉ ấm áp, tình quân dân lâu dần thành tình đôi lứa. Nỗi nhớ được so sánh bằng những hình ảnh bất ngờ, mới lạ, gợi lên được những tưởng tượng phong phú (Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét, Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng…)
==> Đây là những hình ảnh khái quát, tượng trưng cho con người Tây Bắc trong kháng chiếnTình cảm sâu nặng và lòng biết ơn của nhà thơ đối với nhân dân được thể hiện qua những câu chuyện, những kỉ niệm cụ thể, sâu sắc với người anh du kích, thằng em liên lạc, với mế và người con gái Tây Bắc. Cách xưng hô thân tình, ruột thịt (anh con, em con, mế…) hình ảnh chân thực, từ ngữ gợi cảm, so sánh độc đáo… Đoạn thơ thể hiện lòng biết ơn, tình yêu sâu nặng đối với Tây Bắc. Nhân dân Tây Bắc như một đại gia đình ruột thịt của người kháng chiến.


Câu 5 (Trang 146 SGK) Hãy tìm những câu thơ thể hiện rõ nhất chất suy tưởng và triết lí của thơ Chế Lan Viên.
Bài làm:
Từ những câu thơ bày tỏ tình cảm cụ thể, riêng tư đối với thiên nhiên, đất nước, con người Tây Bắc, nhà thơ đã nâng lên thành những câu thơ có chất suy tưởng khái quát giống như châm ngôn nhưng chứa chan tình cảm, xúc cảm về quê hương đất nước:
Nhớ bản sương giăng nhớ đèo mây phủ

Nơi nào qua lòng lại chẳng yêu thương

Khi ta ở chỉ là nơi đất ở

Khi ta đi đất đã hóa tâm hồn.

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Thể hiện niềm nhớ thương đằm thắm, sâu nặng với những mảnh đất mình đã đi qua. Những câu thơ triết lí nhưng không khô khan bởi vì nó dựa vào quy luật của tình cảm. Những miền đất lạ theo thời gian và nghĩa tình sẽ âm thầm bồi đắp tình yêu cho con người. Để rồi khi đi xa, những mảnh đất đó vẫn mãi theo người.Từ những cảm xúc suy tư về những chuyển hóa kì diệu của tâm hồn của người đúc kết thành triết lí đó chính là nét độc đáo trong phong cách thơ Chế Lan Viên.


Câu 6 (Trang 146 SGK) Nhận xét và đánh giá nghệ thuật sáng tạo hình ảnh của Chế Lan Viên trong bài thơ.
Bài làm:
Bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên hấp dẫn người đọc một phần là ở nghệ thuật sáng tạo hình ảnh. Biểu hiện ở:
Hình ảnh thơ mới lạ, phong phú, có giá trị thẩm mĩ cao, tạo nên những liên tưởng so sánh bất ngờ.
Hình ảnh thực với chi tiết cụ thể (hình ảnh “mế”, hình ảnh người du kích, em liên lạc…)
Hình ảnh biểu tượng (con tàu, vầng trăng, mặt hồng em, suối lớn mùa xuân…)
Hình ảnh tưởng tượng (con tàu mộng tưởng, mỗi đêm khuya uống một vầng trăng…)
Hình ảnh thường được tổ chức thành từng chuỗi liên kết, tiếp nối, bổ sung nhằm khắc sâu.
Sử dụng đa dạng các phương thức sáng tạo hình ảnh:
Tả thực (khổ 6, 7, 8)
So sánh (khổ 5 và 10).
Ẩn dụ (con tàu, vầng trăng…)
Lời thơ có nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc, giàu chất trí tuệ, bộc lộ cách thể hiện riêng tài hoa, độc đáo, tạo ấn tượng thẩm mỹ cho người đọc.
Sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật với giọng điệu tha thiết, chân thành.


Phần tham khảo mở rộng
Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tiếng hát con tàu "
Bài làm:
1. Giá trị nội dung
Tiếng hát con tàu” chính là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ – một tâm hồn tràn ngập niềm tin vào lí tưởng, vào cuộc đời. Bài thơ thể hiện khát vọng, niềm hân hoan trong tâm hồn nhà thơ khi trở về với nhân dân, đất nước, cũng là tìm thấy nguồn nuôi dưỡng cảm hứng sáng tạo nghệ thuật cho hồn thơ.
2. Giá trị nghệ thuật
Nghệ thuật so sánh, điệp từ, điệp ngữ
Thơ giàu chất suy tưởng triết lí.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |