Bài soạn "Thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi" số 1
I. Những trường hợp cần viết thư (điện) chúc mừng và thăm hỏi
- Trường hợp cần được gửi thư điện chúc mừng:
+ Khi người nhận có sự kiện vui mừng, phấn khởi, mang ý nghĩa như: được tặng huân chương, được nhận các học hàm học vị cao, đạt các thành tích trong học tập, công việc…
+ Có những khó khăn, trở ngại nào đó khiến người viết không thể đến tận nơi trực tiếp nói với người nhận
- Trường hợp cần viết thư (điện) thăm hỏi:
+ Khi người nhận gặp những rủi ro, điều không mong muốn như: ốm đau, người thân qua đời, gặp tổn thất do thiên tai…
+ Người viết vì khó khăn nào đó, không để đến chia sẻ, thăm hỏi
Cách viết thư điện, chúc mừng và thăm hỏi
- Giống: giống hình thức, đều bộc lộ cảm xúc của người viết
- Khác mục đích thăm hỏi
+ Điện thăm hỏi: chia sẻ, an ủi, động viên
+ Điện chúc mừng: cổ vũ, khích lệ
Luyện tập
Bài 1(trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 2)
TỔNG CÔNG TI BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
ĐIỆN BÁO
Họ, tên, địa chỉ người nhận: Nguyễn Văn A
Số nhà: 4, ngõ 175, Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Nội dung: Nhân dịp xuân Qúy Hợi, con kính chúc Thầy và toàn thể gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Mùng 3 Tết, con xin phép đưa các cháu và nhà con lên thăm sức khỏe Thầy ạ.
Họ, tên, địa chỉ người gửi: Trần Kim B, xóm 4, thôn Bình Minh, huyện Kim Sơn, Ninh Bình
Bài 2 (trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Tình huống cần sử dụng điện báo:
- Điện chúc mừng
- Điện thăm hỏi
- Thư (điện) chúc mừng
- Thư (điện) thăm hỏi
Bài 3 (trang 204 sgk ngữ văn 9 tập 2)
Các tình huống viết thư điện: chúc mừng sinh nhật, chúc mừng năm mới, chúc mừng nhân dịp bạn bè đạt giải trong kì thi lớn…