Bài soạn: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" số 5
Tìm hiểu chung tác phẩm
Tác giả:
Hồ Nguyên Trừng ( 1374 - 1446) tự: Mạnh Nguyên; hiệu: Nam Ông
Là con trai vua Hồ Quý Ly.
Tác phẩm:
Rút từ tập truyện ký : " Nam ông mộng lục".
Sáng tác trong thời gian ông sống ở Trung Quốc.
Phương thức chính: Tự sự
Bố cục: 3 phần
Phần 1: Từ đầu đến….. Ngài được người đương thời trọng vọng.
=> Giới thiệu Thái y lệnh Phạm Bân
Phần 2: Tiếp theo đến…. thật xứng với lòng ta mong mỏi.
=> Y đức của Thái y lệnh
Phần 3: Còn lại
=> Hạnh phúc chân chính của bậc lương y.
Tóm tắt tác phẩm:
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó thì s? giả của nhà vua đến triệu ông vào cung chữa bệnh cho một quý nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người đàn bà kia, sau đó đến tỏ lòng thành với nhà vua. Khi hiểu rõ ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.
Câu 1: Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh...
Hãy kể ra những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm. Từ đó trả lời các câu hỏi:
a. Thái y lệnh là người thế nào? Điều gì làm cho em cảm phục và suy nghĩ nhiều nhất?
b. Phân tích, bình luận lời đối thoại của Thái y với vị quan Trung sứ.
Trả lời:
Những chi tiết nói về nhân vật Thái y lệnh họ Phạm:
Làm quan giữ chức Thái y lệnh (quan to)
Đem hết của trong nhà mua thuốc tốt và tích trữ lúa gạo.
Gặp kẻ bệnh tật cơ khổ ngài cho ở nhà mình cắp cháo, chữa trị không hề từ nan, cứu hơn ngàn người.
a. Thái y lệnh là người yêu thương và giúp đỡ mọi người hết sức tận tình và được mọi người trọng dụng.
Điều khiến em cảm phục nhất về hành động của ông là ông đem hết của cải trong gia đình để mua thuốc, mua gạo cứu chữa những bệnh nhân. Điều này thể hiện y đức của người thầy thuốc vô cùng cao quý.
b. Phân tích lời đối thoại của Thái y với vị quan Trung sứ:
Lời đối thoại:
Tôi có mắc tội, cũng không biết làm thế nào. Nếu người kia không được cứu, sẽ chết trong khoảnh khắc, chẳng biết trông vào đâu. Tính mệnh của tiểu thần còn trông cậy vào chúa thượng, may ra thoát. Tội tôi xin chịu.
Phân tích: Qua lời đáp của Thái y với vị quan Trung sứ ta thấy được hai điều:
Thứ nhất, ông không phân biệt người bệnh là dân nghèo hay quan lại, người nào bệnh tình nguy kịch hơn ông ưu tiên cứu chữa trước. Đó là đạo đức của người làm thầy thuốc.
Thứ hai, Thái y đã đặt tính mạng của mình dưới tính mạng của người dân thường trong cơn lâm nguy. Dù có thể nguy hiểm đến chính bản thân mình nhưng ông vẫn nghĩ cho người bệnh.
=> Qua lời đáp nhẹ nhàng mà dứt khoát, khẳng khái của vị Thái y, ta thấy bản lĩnh và nhân cách của ông trước uy quyền và khả năng ứng xử rất trí tuệ và khéo léo “tính mạng của hạ thần còn trông cậy vào chúa thượng”. Nhà vua có lương tri chắc chắn không nỡ xử tội Thái y lệnh.
Câu 2: Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào?...
Trước cảnh xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương diễn biến như thế nào? Qua đó nhân cách của Trần Anh Vương được thể hiện ra sao?
Trả lời:
Trước cách xử sự của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương từ chỗ quở trách, chuyển sang mừng rỡ, khen ngợi: "Ngươi thật là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp lại có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta, thật xứng với lòng ta mong mỏi".
Qua hành động và lời nói của Trần Anh Vương đã cho thấy ông là vị vua nhân từ, sáng suốt, biết nhìn nhận nhân cách của một bề tôi toàn tài toàn đức. Là người biết coi trọng người tài, biết những lí lẽ phải trái, ủng hộ hành động đúng đắn của người bề tôi.
Câu 3: Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề...
Qua câu chuyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” có thể rút ra cho người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì?
Trả lời:
Qua tấm gương của người lương y Phạm Bân, ta có thể rút ra những bài học cho người thầy thuốc hôm nay và tương lai:
Người làm nghề y hôm nay trước hết cần trau dồi, tu luyện chuyên môn cho tinh, giỏi, vì nghề y là nghề trị bệnh cứu người.
Người thầy thuốc phải có tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, tận tụy vì người bệnh.
Không sợ uy quyền, không sợ an nguy đến tính mạng bản thân, chữa bệnh bằng tất cả tấm lòng và tài năng của mình.
Ưu tiên bệnh nặng cứu trước, bệnh nhẹ chữa trị sau, đặt tính mạng của người bệnh lên hàng đầu.
Câu 4: Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản...
Hãy so sánh nội dung y đức được thể hiện qua văn bản “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” và văn bản kể về Tuệ Tĩnh.
Trả lời:
Điểm giống nhau:
Đặt người nguy kịch, bệnh nặng lên trước.
Cứu người không mong trả ơn.
Không sợ uy quyền.
Điểm khác nhau:
Nhà quý tộc cho mời Tuệ Tĩnh nhưng người ta khiêng thằng bé gãy chân con nhà nông dân đến. Tuệ Tĩnh chủ động trong lựa chọn.
Thái y lệnh đi ngay khi hay tin người đàn bà màu chảy như xối, vừa lúc đó có lệnh vào cung chữa cho quý nhân bị sốt. Thái y lệnh từ chối uy quyền, chấp nhận chịu tội. Tuệ Tĩnh và Thái y lệnh là hai tấm gương lớn về y đức về tấm lòng cao cả của người thầy thuốc.
Luyện tập
Câu 1: Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương...
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải như thế nào? Hãy so sánh nội dung đó với nội dung trong lời thề của Hi-pô-cờ-rát được trích ở phần đọc thêm.
Trả lời:
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải giỏi cả về nghề nghiệp cả về lòng nhân đức, thương xót đám con đỏ.
So sánh với lời thề Hi-pô-cờ-rát, đều đề cao chữ “tâm”, thể hiện tấm lòng của người thầy thuốc với người nghèo khổ, riêng sự mong mỏi của Trần Anh Vương còn có yêu cầu về tay nghề người thầy thuốc phải giỏi.
Câu 2: Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm...
Nhan đề văn bản này nguyên văn chữ Hán là Y thiện dụng tâm. Có sách dịch nhan đề trên là thầy thuốc giỏi ở tấm lòng, ở đây dịch Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng. Vậy có gì khác nhau? Em tán thành cách nào? Lí do?
Trả lời:
Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng” chỉ nêu được một vế là y đức.
Nhan đề “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” đề cao y đức nhưng không coi nhẹ tay nghề.
=> Như vậy, tiêu đề thứ hai hay và sâu sắc hơn vì nhấn mạnh tầm quan trọng của lương y và đức độ của người thầy thuốc.