Bài soạn: "Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng" số 1
I. Đôi nét về tác giả: Hồ Nguyên Trừng
- Hồ Nguyên Trừng (1374-1446), con trai trưởng của Hồ Quý Ly
- Hồ Nguyên Trừng từng hăng hái tham gia chống giặc Minh xâm lược, bị giặc Minh bắt, đem về Trung Quốc
- Nhờ có tài chế tạo vũ khí, ông được làm quan trong triều nhà Minh đến chức Thượng thư
- Ông qua đời trên đất Trung Quốc
II. Đôi nét về tác phẩm: Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng
1. Xuất xứ
Văn bản trích từ thiên thứ 8, trong tập “Nam Ông mộng lục”. Tác phẩm được sáng tác trong thời gian ông ở Trung Quốc
2. Tóm tắt
Ông Phạm Bân có nghề y gia truyền, giữ chức Thái y lệnh, phụng sự vua Trần Anh Vương. Ông thường đem tiền bạc mua thuốc tốt và tích trữ thóc gạo giúp đỡ người nghèo. Một hôm có người dân đến xin ông chữa bệnh gấp cho người nhà đang nguy kịch. Đúng lúc đó sứ giả đến triệu ông vào cung vua chữa bệnh cho một quí nhân bị sốt. Thấy không gấp, ông đã đi chữa bệnh cho người dân trước, sau đó đến tỏ lòng thành với vua. Khi hiểu ý ông, vua từ quở trách chuyển sang khen ngợi ông.
3. Bố cục (3 phần)
- Phần 1 (từ đầu đến “người đương thời trọng vọng”): Giới thiệu về vị Thái y lệnh Phạm Bân
- Phần 2 (tiếp đó đến “lòng ta mong mỏi”): Phạm Bân kháng lệnh để cứu người nguy cấp trước
- Phần 3 (còn lại): Hạnh phúc chân chính của lương y họ Phạm
4. Giá trị nội dung
Truyện “Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng” ca ngợi phẩm chất cao quý của vị Thái y lệnh họ Phạm: không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng thương yêu và quyết tâm cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân
5. Giá trị nghệ thuật
- Cốt truyện đơn giản
- Tình huống gay cấn, giàu kịch tính
- Ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, sắc sảo, hàm súc
Câu 1 (trang 164 sgk ngữ văn 6 tập 1)
a, Các chi tiết nói về Thái y lệnh:
+ Đem hết của cải, mua các loại thuốc tốt, tích trữ thóc gạo, chữa trị, cho cơm cháo cho người khổ
+ Dựng nhà cho người đói khát, bệnh tật, cứu sống nhiều người.
+ Chữa bệnh cho người bị nặng hơn, không ngại bị Trần Anh Vương quở trách.
+ Được Trần Anh Vương ngợi khen tấm lòng lương y
→ Thái y dốc hết lòng để cứu người, không sợ quyền y, địa vị. Y đức ngời sáng của người thầy thuốc được mọi người ngưỡng mộ, trọng vọng
- Trong những hành động của ông, điều làm em cảm phục nhất là Thái y nhận đi chữa bệnh cho người dân thường nhưng nguy kịch trước rồi mới đi chữa bệnh cho vua.
b, Câu nói của quan Trung sứ của Thái y lệnh:
- Biết bản thân là Thái y phục vụ trực tiếp cho triều đình nên ngài nói “tôi có mắc tội”
- Qủa cảm chấp nhận sự trừng phạt nghiêm khắc nhất: “tội tôi xin chịu”
- Khẳng định việc cứu người quan trọng hơn tính mạng của mình.
→ Thái y lệnh đã yêu thương người bệnh cơ khổ hết mức. Ông quyết tâm cứu sống người bệnh, bất chấp mạng sống của bản thân
Câu 2 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Trước cách cư xử của Thái y lệnh, thái độ của Trần Anh Vương thay đổi:
+ Từ trách giận sang mừng rỡ
+ Ngợi khen: “Ngươi là bậc lương y chân chính, đã giỏi về nghề nghiệp còn có lòng nhân đức, thương xót con đỏ của ta”
→ Trần Anh Vương sáng suốt, rộng lượng, không hẹp hòi chuyện cá nhân mà còn ngợi khen tài năng, đức độ của Thái y lệnh.
Câu 3 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Những bài học về người làm nghề y:
- Thương yêu, giúp đỡ người bệnh
- Có tấm lòng bao dung, rộng lượng.
- Coi trọng con người, tính mạng con người.
- Người bệnh nặng cần chữa trị ưu tiên, bất kể địa vị của họ như thế nào
- Người thầy thuốc hết lòng vì người bệnh, sẽ được mọi người tôn trọng và quý mến.
Câu 4 (trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Nội dung y đức trong truyện Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng và truyện về Tuệ Tĩnh:
- Thầy thuốc cứu giúp bệnh không mong được trả ơn.
- Người bệnh nào nặng thì cần ưu tiên chữa trị trước.
- Dù nguy hiểm tới tính mạng nhưng vẫn đặt nhiệm vụ cứu người bệnh lên trên hết.
Luyện tập
Bài 1 (Trang 165 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Một bậc lương y chân chính theo mong mỏi của Trần Anh Vương phải là người:
- Có lòng đức độ, biết thương xót dân nghèo, người bệnh
- Giỏi về nghề nghiệp
→ Lòng nhân đức của Thái y lệnh không chỉ thể hiện trong việc cứu người đàn bà nguy kịch mà còn thông qua việc chữa trị cho người cơ hàn, cứu sống mạng người lúc đói kém.
Bài 2 (trang 119 sgk ngữ văn 6 tập 1)
Cách dịch thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
- Nhấn mạnh vào vai trò của y đức, nhân cách, bản chất thiện lương của người làm nghề y.
- Đề cao, xem trọng vai trò của y đức hơn cả chuyên môn.
Cách dịch thầy thuốc giỏi ở tấm lòng thì không nhấn mạnh được nội dung cần biểu đạt về lòng nhân hậu.