Bài soạn tham khảo số 5
Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Đoạn trích a:
+ Đinh Gia Trinh bác bỏ cách lập luận thiếu khoa học, mang tính suy diễn chủ quan của Nguyễn Bách Khoa.
+ Cách bác bỏ: đưa ra các lí lẽ và dẫn chứng để chứng minh lập luận của Đinh Gia Trinh chỉ là sự suy diễn vô căn cứ.
- Đoạn trích b:
+ Nguyễn An Ninh bác bỏ luận cứ sai lầm của nhiều người An Nam là “tiếng nước mình nghèo nàn”.
+ Cách bác bỏ: đưa ra thái độ bác bỏ rõ ràng, lấy dẫn chứng chứng minh tiếng Việt không nghèo nàn và truy tìm nguyên nhân của luận cứ sai lệch.
- Đoạn trích c:
+ Nguyễn Khắc Viện bác bỏ luận điểm “Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi” của nhiều người hút thuốc lá.
+ Cách bác bỏ: đưa ra lí lẽ và phân tích các dẫn chứng cụ thể về tác hại của thuốc lá với những người xung quanh.
Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
* Các cách thức bác bỏ:
- Nêu tác hại của vấn đề sai trái.
- Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến vấn đề sai trái đó.
- Phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác của vấn đề.
Luyện tập
Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
a) Ý kiến, quan điểm bác bỏ:
- Nguyễn Dữ bác bỏ ý nghĩ sai lệch: “cứng quá thì gãy”, “từ đó mà đổi cứng ra mềm”.
- Nguyễn Đình Thi bác bỏ một quan điểm sai lầm: “thơ là những lời đẹp”.
b) Cách bác bỏ và giọng văn:
- Nguyễn Dữ: dùng lí lẽ và dẫn chứng để trực tiếp bác bỏ với giọng văn dứt khoát, chắc nịch.
+ Lí lẽ: “Kẻ sĩ chỉ lo …của trời”
+ Dẫn chứng: Ngô Tử Văn.
- Nguyễn Đình Thi
+ Dẫn chứng:
- Thơ Hồ Xuân Hương
- Thơ Nguyễn Du
- Thơ Bô dơ le
- Thơ kháng chiến chống Pháp
=> đều không dùng lời đẹp.
c) Kinh nghiệm:
- Khi bác bỏ cần lựa chọn thái độ và giọng văn phù hợp.
Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 11 tập 2)
- Đây là một quan niệm sai lệch
- Phân tích nguyên nhân học yếu của bạn
- Chỉ ra nguyên nhân và tác hại của quan niệm sai lệch trên
- Lấy dẫn chứng: những đôi bạn học tập và giúp đỡ nhau.
- Khẳng định: cần phải kết bạn và giúp đỡ những người học yếu.