Bài soạn tham khảo số 3
I. Ẩn dụ
Câu 1 (trang 135 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Hình ảnh con đò, cây đa, bến nước mang hai tầng ý nghĩa, nghĩa thực và nghĩa tượng trưng cho những người ra đi và những người ở lại
- Câu 1 là thề ước, hứa hẹn, nhắn nhủ về sự chung thủy
- Câu 2 trở thành lời than tiếc vì thề xa “lỗi hẹn”
b. Các từ thuyền, bến ở câu 1 và cây đa bến cũ, con đò ở câu 2 có sự khác nhau ở nội dung ý nghĩa hiện thực (chỉ sự vật).
- Để hiểu đúng ý nghĩa hàm ẩn này, chúng ta giải thích rằng :
+ Các sự vật thuyền – bến – cây đa, bến cũ – con đò là những vật luôn gắn bó với nhau trong thực tế nên chúng được dùng để chỉ “tình cảm gắn bó keo sơn” của con người.
+ Bến, cây đa, bến cũ mang ý nghĩa hiện thực chỉ sự ổn định, vì thế nó giúp người ta liên tưởng tới hình ảnh người phụ nữ, tới sự chờ đợi, nhung nhớ, thủy chung.
+ Thuyền, con đò thường di chuyển không cố định nên được hiểu là người con trai, hiểu là sự ra đi.
Câu 2 (trang 135-136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- (1) Hình ảnh ẩn dụ: lửa lựu (hoa lựu đỏ như lửa)
⇒ Cách nói ẩn dụ này miêu tả được cảnh rực rỡ của cây lựu, gợi tả sức sống mãnh liệt của cảnh vật hè
- (2) Biện pháp ẩn dụ: thứ văn nghệ ngòn ngọt, sự phè phỡn thỏa thuê… cá nhân co rúm.
⇒ Ý nói tới thứ văn nghệ mơ mộng, xa rời thực tế, không phản ánh được hiện thực, biểu lộ tình cảm nghèo nàn, thiếu sáng tạo của những tác giả chỉ đi theo lối mòn
- (3) Âm thanh tiếng chim được chuyển thành giọt
⇒ Thể hiện sự hiện hữu có thể nắm bắt được.
- (4) Thác: ẩn dụ cho sự gập ghềnh, khó khăn của thử thách trên con đường chúng ta đi
- (5) Phù du ẩn dụ cho cuộc sống vật vờ, tạm bợ, không có ích.
- Phù sa ẩn dụ cho những thứ có giá trị, làm cuộc đời trở nên màu mỡ, tươi sang
Câu 3 (trang 136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Những giọt nắng từ từ thả mình xuống những bãi cỏ xanh mướt
- Dòng đời xô bồ sẽ đặt bạn vào những guồng quanh hối hả của danh vọng, địa vị, tiền bạc,....
- Đất trời trở mình vào đông, đã thấy cái lành lạnh của gió
II. Hoán dụ
Câu 1 (trang 136-136 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Ở đoạn 1 cả hai từ này đều dùng để ám chỉ nhân vật Thúy Kiều
+ từ đầu xanh với ý nghĩ chỉ tuổi trẻ
+ từ má hồng chỉ người con gái đẹp
- Ở đoạn 2, Tố Hữu dùng cụm từ áo nâu, áo xanh để chỉ hai lớp người trong xã hội: nông dân và công nhân.
b, Để hiểu đúng được đối tượng ấy, chúng ta phải chú ý xem tác giả đã chọn cái gì để thay thế các đối tượng ấy. Cái được tác giả chọn để thay thế thường là một bộ phận, một tính chất, một đặc điểm nào đó có tính tiêu biểu.
- Phương thức chuyển đổi nghĩa này là phép tu từ hoán dụ, giúp cho việc gọi tên sự vật, hiện tượng trở nên phong phú, sinh động và hấp dẫn hơn.
Câu 2 (trang 137 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
a. Hoán dụ: hình ảnh thôn Đoài, thôn Đông để chỉ người thôn Đoài và “người thôn Đông”
- Ẩn dụ : hai hình ảnh cau thôn Đoài và trầu không thôn nào lại để chỉ những người đang yêu.
⇒ Hai câu thơ là một lời tỏ tình thú vị.
b. Cùng là bày tỏ nỗi nhớ người yêu nhưng nếu câu ca dao Thuyền ơi có nhớ bến chăng…? sử dụng những liên tưởng có phần mòn sáo thì câu thơ của Nguyễn Bính (Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông) lại có những liên tưởng vô cùng mới mẻ tạo ra nét đẹp riêng và sự thích thú, hấp dẫn cho mỗi câu thơ.
Câu 3 (trang 137 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):
- Tôi có một người bạn rất thân tên là My. Chúng tôi nhà ở gần nhau và chơi thán từ bé đến giờ. Chúng tôi cùng nhau học tập, chơi đùa và là một đôi bạn tri kỉ. Tôi hay gọi nó Vịt bởi dáng đi bì bạch và chậm chạp của nó. Đặc biệt nó có mái tóc gây dài và thướt tha. Nó rất tốt bụng và luôn bên cạnh tôi mỗi khi tôi buồn. Nó luôn san sẽ những khó khăn trong cuộc sống với tôi. Nó chính là người bạn thân nhất của tôi.