Top 5 Bài soạn Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ (Ngữ Văn 11) hay nhất

Thai Ha 679 0 Báo lỗi

Trong chương trình Ngữ Văn 11, với bài học Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ, học sinh cần soạn như thế nào? Dưới đây, Toplist đã sưu tầm và tổng hợp được ... xem thêm...

  1. Top 1

    Bài soạn tham khảo số 1

    Bài 1 (trang 31 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của A. L. Ghéc xen:

    - Nội dung: bác bỏ lối sống chủ nghĩa cá nhân

    - Cách bác bỏ:

    Sử dụng việc so sánh, lí lẽ để bác bỏ. Tác giả so sánh lối sống cá nhân như khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng không chống được bão táp

    - Tác giả cho rằng chẳng ai thèm muốn cuộc sống đầy đủ tiện nghi nhưng chỉ ở trong hàng rào.

    - Con người chỉ hạnh phúc khi trải qua gian nan, thử thách

    b, Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn trích Ngô Thì Nhậm:

    - Nội dung: Bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên phụng sự việc thiên triều

    - Cách bác bỏ: Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung nỗi lo lắng và lòng mong đợi người tài của nhà vua

    + Khẳng định đất nước ta có nhiều người tài có thể ra giúp nước

    + Đưa ra những lập luận có tính lựa chọn để người nghe đến những lựa chọn đúng đắn, hợp lí, lời lập luận chặt chẽ, giàu cảm xúc

    + Tính thuyết phục của đoạn văn rất cao bởi tác giả sắp xếp hệ thống luận điểm và luận cứ chặt chẽ.

    Diễn đạt:

    + Từ ngữ trang trọng, giọng điệu chân thành, khiêm nhường, sử dụng câu tường thuật, câu hỏi tu từ, dùng lí lẽ dẫn chứng kết hợp với hình ảnh so sánh

    - Đoạn văn vừa có tính bác bỏ, vừa có tính động viên, khích lệ người hiền tại


    Bài 2 (trang 33 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    Hai ý kiến được trích dẫn đều cần bác bỏ

    - Phân tích nguyên nhân:

    + Cả hai đều xuất phát từ suy nghĩ phiến diện, thái độ học tập, ý thức, động cơ phấn đấu hạn chế

    - Những tác hại nhận thức sau lệch đó ảnh hưởng tới thái độ học tập, kết quả, phẩm chất đạo đức của lớp học sinh

    - Một số ý kiến giúp nâng cao khả năng viết văn:

    + Tôn trọng cảm xúc cá nhân

    + Đọc nhiều sách, đa dạng các loại sách

    + Trải nghiệm cuộc sống, quan sát, học hỏi

    → Viết văn cũng chính là hành trình sống và học hỏi nên đòi hỏi sự kiên trì, chăm chỉ luyện tập.


    Câu 3 (Trang 31 sgk ngữ văn 11 tập 2):

    MB: Bác bỏ quan niệm sống “Thanh niên, học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, uống rượu, hút thuốc, vào vũ trường, thế mới là sống sành điệu

    TB: Nêu tình trạng của quan niệm sống thanh niên, học sinh phải biết nhuộm tóc, hút thuốc, vào vũ trường mới là sành điệu ...

    - Chỉ ra nguyên nhân của lối sống này

    - Vấn đề cần bác bỏ: bản chất của quan niệm sống ấy thực ra là lười biếng, muốn thụ hưởng, sống vô trách nhiệm

    - Cách bác bỏ: nêu ra lý lẽ, trích dẫn thực tế

    - Nêu ra quan niệm sống đúng đắn, khoa học

    KB: Phê phán lối sống, quan niệm sống sai trái

    Hình minh họa
    Hình minh họa

  2. Top 2

    Bài soạn tham khảo số 2

    Câu 1 (trang 31 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    a,

    - Nội dung bác bỏ: Bác bỏ lối sống theo chủ nghĩa cá nhân,

    - Cách bác bỏ: dùng biện pháp so sánh và lí lẽ để bác bỏ. Tác giả so sánh lối sống cá nhân như là một khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng lại không thể chống được bão táp. Do vậy, hạnh phúc cần phải được trải qua những gian nan, thử thách.

    b,

    - Nội dung bác bỏ: bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên ra phụng sự công việc của thiên triều.

    - Cách bác bỏ: tác giả đưa hàng loạt những lập luận có tính chất lựa chọn, để từ đó hướng người nghe đến những lựa chọn đúng đắn, hợp lí. Lời luận lập vừa rất chặt chẽ, lại vừa giàu cảm xúc. Vì thế tính thuyết phục của đoạn bác bỏ rất cao.


    Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Gợi ý: Triển khai đoạn văn theo bố cục:

    - Nêu ý kiến cần bác bỏ.

    - Phân tích nguyên nhân

    - Chỉ ra những tác hại của những nhận thức sai lệch.

    - Đề xuất một vài suy nghĩ và hành động đúng đắn về vấn đề bàn luận.

    Ví dụ bác bỏ quan niệm: Muốn học giỏi môn Ngữ văn cần chăm chỉ đọc nhiều sách, học thuộc thơ văn.

    - Ý kiến bác bỏ: Nếu chăm chỉ đọc nhiều sách, học thuộc thơ văn thì chỉ làm cho kiến thức của chúng ta thêm phong phú chứ không thể rèn luyện tư duy, khả năng sáng tạo.

    - Nguyên nhân: Quan niệm trên bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện, rập khuôn, chưa có biện pháp học tập đúng đắn.

    - Tác hại: ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập, tới sự rèn luyện phẩm chất đạo đức của thanh niên, học sinh.

    - Đề xuất:

    + Đọc nhiều sách, nhớ những dẫn chứng hay.

    + Tìm tòi, phát hiện cái mới.


    Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

    Lập dàn ý:

    a, Mở bài: Dẫn dắt nêu nhận xét khái quát về quan niệm cần bác bỏ.

    b, Thân bài

    - Khẳng định tính đúng sai của quan niệm: Quan niệm trên là hoàn toàn sai.

    - Nguyên nhân dẫn đến quan niệm sai.

    - Biểu hiện của quan niệm sai và tác hại của nó.

    - Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng: cách sống “sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập là không ngừng học tập để có tri thức hiện đại, không ngừng rèn luyện để có sức khỏe tốt, có vốn hiểu biết và thích ứng nhanh với cuộc sống.

    c, Kết bài

    - Bài học rút ra từ kinh nghiệm trên.

    - Mở rộng, liên hệ thực tế.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  3. Top 3

    Bài soạn tham khảo số 3

    Nội dung bài học

    - Khái niệm: Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc chưa chính xác... Sau đó nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người đọc, người nghe.

    - Yêu cầu:

    + Cần chỉ ra được cái sai.

    + Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng khách quan để nhận định.

    + Thái độ khi bác bỏ phải trung thực, thẳng thắn.

    - Cách thực hiện:

    + Sử dụng lí lẽ và dẫn chứng khách quan để bác bỏ cái sai và nêu ý kiến của mình.

    + Có nhiều cách bác bỏ: Bác bỏ một luận điểm, luận cứ, một nhận định, quan điểm.


    Luyện tập

    Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

    Ngữ liệu a:

    - Nội dung bác bỏ: Lối sống sai lầm theo chủ nghĩa cá nhân "Sống bó hẹp trong ngưỡng cửa nhà mình".

    - Cách bác bỏ: Dùng lí lẽ và dẫn chứng cùng hình ảnh sinh động để bác bỏ trực tiếp. Lối sống cá nhân giống như một khu vườn được chăm sóc cẩn thận nhưng không thể chống được bão táp. Cũng như hạnh phúc phải trải qua thử thách mới có thể bền vững.

    - Diễn đạt: Ngôn từ giản dị, nội dung dễ tiếp nhận, có sức thuyết phục cao.

    Ngữ liệu b

    - Nội dung bác bỏ: Thái độ e ngại của người hiền không chịu ra giúp nước.

    - Cách bác bỏ: Không trực tiếp phê phán, tác giả đi phân tích khó khăn, lòng mong đợi của vua Quang Trung cùng lời khẳng định đất nước không thiếu người hiền tài. Sau đó động viên người tài ra giúp nước.

    - Diễn đạt: Ngôn từ trang trọng nhưng giản dị, chân thành.


    Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

    Gợi ý dàn bài:

    - Chỉ rõ ý kiến phải bác bỏ.

    - Phân tích nguyên nhân bác bỏ.

    - Phân tích những tác hại của những nhận thức sai lệch.

    - Nêu ý kiến cá nhân và đề xuất suy nghĩ, những hành động đúng đắn.

    Gợi ý dàn bài sau khi chọn ý kiến bác bỏ:

    - Ý kiến bác bỏ: Muốn học giỏi môn Ngữ văn cần chăm chỉ đọc nhiều sách, học thuộc thơ văn.

    Chăm chỉ đọc sách, học thuộc thơ văn chỉ là cách củng cố kiến thức và làm phong phú thêm những điều mình cần biết.

    - Nguyên nhân bác bỏ: Do suy nghĩ rập khuôn, lối mòn trong cách học cũ.

    - Tác hại: Kết quả học tập bị ảnh hưởng, tư duy không được phát triển.

    - Đề xuất:

    + Có ý thức tích lũy vốn sống, kiến thức thêm từ cuộc sống thực tế chứ không chỉ học mãi trong sách vở.

    + Tìm ra phương pháp học tập đúng đắn.


    Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ Văn 11 Tập 2)

    Dàn ý tham khảo:

    Mở bài: Nhắc lại quan niệm sống đã cho, dẫn vào ý kiến của bản thân.

    Thân bài:

    - Khẳng định quan niệm trên là sai.

    - Nguyên nhân: Cách nhìn của những thanh niên, học sinh có lối sống lệch, ham chơi, lười học.

    - Phân tích tác hại: Khiến thanh niên dễ sa vào các tệ nạn xã hội, bỏ học, mất hết tương lai, ý thức về trách nhiệm của bản thân với chính mình, với gia đình, với xã hội.

    - Đề xuất:

    + Cách sống đúng của thanh niên là không ngừng học tập, rèn luyện bản thân.

    + Chính bản thân cũng phải nỗ lực không ngừng để tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, vốn sống để thành công.

    Kết bài:

    - Rút ra bài học kinh nghiệm: Bản thân không được sa đà vào ăn chơi, cố gắng học tập, rèn luyện.

    - Liên hệ mở rộng: Rèn luyện tốt bản thân chính là cách tốt nhất để báo hiếu cha mẹ, khiến mình trở thành người có ích cho xã hội.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  4. Top 4

    Bài soạn tham khảo số 4

    Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    a.

    * Nội dung bác bỏ: một quan niệm sống sai lầm - sống bó hẹp trong cửa nhà mình.

    * Cách bác bỏ:

    - Dùng lý lẽ bác bỏ trực tiếp “Cuộc sống riêng không biết gì hết ở bên kia ngưỡng cửa nhà mình là một cuộc sống nghèo nàn dù có đầy đủ tiện nghi.”

    - Kết hợp so sánh tạo bằng hình ảnh sinh động để vừa bác bỏ vừa nêu ý đúng, động viên người đọc.

    * Diễn đạt :

    - Từ ngữ giản dị

    - Phối hợp câu tường thuật và câu miêu tả.

    b.

    * Nội dung bác bỏ:

    - Vua Quang Trung bác bỏ thái độ e ngại né tránh của những hiền tài trong buổi đầu nhà vua dựng nghiệp

    * Cách bác bỏ:

    - Không phê phán trực tiếp mà phân tích những khó khăn trong sự nghiệp chung.

    - Đi từ lòng mong mỏi , nỗi lo lắng của nhà vua đến việc nhà vua phân tích những khó khăn trong sự nghiệp.

    - Khẳng định trên dải đất văn hiến của nước ta không hiếm người tài.

    * Diễn đạt

    - Từ ngữ vừ trang trọng, giản dị.

    - Giọng điệu chân thành, khiêm tốn.

    - Sử dụng câu tường thuật kết hợp câu hỏi tu từ.

    - Dùng lý lẽ kết hợp với hình ảnh.

    - Vừa bác bỏ, vừa động viên khích lệ.


    Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Bác bỏ quan niệm “Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần… nhiều thơ văn”.

    * Cách bác bỏ:

    - Chỉ ra nguyên nhân: quan niệm trên bắt nguồn từ suy nghĩ và thái độ học tập phiến diện, đơn giản của học sinh.

    - Tác hại của quan niệm này:

    + Kết quả học tập không tiến bộ do sai phương pháp.

    + Lãng phí thời gian.

    + Dễ nản chí do không hiểu yêu cầu của bộ môn và không đạt hiệu quả khi học.

    - Đề xuất kinh nghiệm học tốt môn Ngữ Văn:

    + Đọc nhiều tài liệu để có kiến thức sâu rộng về môn học, đọc đa dạng các loại sách để mở rộng vốn từ và hiểu biết xã hội.

    + Thường xuyên rèn luyện các kĩ năng viết, rèn diễn đạt và rèn tư duy giải quyết vấn đề.

    + Vun đắp đời sống tinh thần, nâng cao khả năng cảm nhận.

    + Chú ý quan sát học hỏi và có ý thức trải nghiệm cuộc sống.

    * Cả hai quan niệm đều chưa đúng, có phần phiến diện, cực đoan

    - Nội dung cần bác bỏ:

    + Quan niệm a: Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn

    + Quan niệm b: Không cần đọc nhiều sách, không cần học nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn

    - Tác hại:

    + Quan niệm a: Chỉ có kiến thức sách vở mà thiếu kiến thức thực tế

    + Quan niệm b: Chỉ có kiến thức về phương pháp chứ chưa có kiến thức về bộ môn và đời sống

    - Nguyên nhân:

    + Những suy nghĩ lệch lạc…

    + Lối sống buông thả, hưởng thụ, vô trách nhiệm…

    - Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “ sành điệu” chính là lối sống buông thả, hưởng thụ, đua đòi, vô trách nhiệm

    - Cách bác bỏ: Kết hợp lí lẽ với dẫn chứng để phân tích, chứng minh. Đưa ra một vài kinh nghiệm để học tốt môn Ngữ Văn.


    Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    * Mở bài: Có thể giới thiệu ít nhất hai quan niệm sống khác nhau

    * Thân bài:

    a. Thừa nhận đây là một trong những quan niệm về cách sống hiện nay đang tồn tại trong thanh niên

    => Quan niệm trên là hoàn toàn sai

    => Phân tích ngắn gọn nguyên nhân phát sinh ra quan niệm ấy

    b. Bác bỏ quan niệm về cách sống ấy:

    - Vấn đề cần bác bỏ: Bản chất của cái gọi là “sành điệu” chính là lối sống học đòi, buông thả, hưởng thụ và vô trách nhiệm.

    - Cách bác bỏ: dùng lý lẽ để phân tích và lấy dẫn chứng để chứng minh.

    c. Khẳng định một quan niệm về cách sống đúng đắn.

    * Kết bài: Phê phán và nêu bài học rút ra.

    Hình minh họa
    Hình minh họa
  5. Top 5

    Bài soạn tham khảo số 5

    Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Phân tích cách thức bác bỏ trong hai đoạn trích trong SGK.

    Lời giải chi tiết:

    a) Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn văn của A. L. Ghéc-xen:

    - Nội dung: Bác bỏ lối sống theo chủ nghĩa cá nhân.

    - Cách bác bỏ: Dùng hình thức so sánh và lí lẽ để bác bỏ. Tác giả đã khéo léo so sánh lối sống cá nhân như là một khu vườn thơm được chăm sóc cẩn thận nhưng lại không thể chống được bão táp. Theo tác giá, người ta chẳng có gì "đáng thèm muốn" một cuộc sống như thế. Con người không thể hạnh phúc với một hạnh phúc mỏng manh. Nó cần phải được trải qua những gian nan, thử thách.

    b) Nghệ thuật bác bỏ trong đoạn trích của Ngô Thì Nhậm:

    - Nội dung: Bác bỏ quan điểm kẻ sĩ không nên ra phụng sự công việc của thiên triều.

    - Cách bác bỏ: Tác giả đưa ra hàng loạt những lập luận có tính chất lựa chọn, để từ đó hướng người nghe đến những lựa chọn đúng đắn, hợp lí. Lời lập luận vừa rất chặt chẽ, lại vừa giàu cảm xúc. Vì thế tính thuyết phục của đoạn rất cao.


    Câu 2 (trang 32 SGK Ngữ văn 12 tập 2)

    Trong buổi hội thảo về kinh nghiệm học môn Ngữ Văn của lớp có hai quan niệm:

    a) Muốn học giỏi môn Ngữ Văn chỉ cần đọc nhiều sách, học thuộc nhiều thơ văn.

    b) Không cần đọc nhiều sách, không cần học thuộc nhiều thơ văn, chỉ cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ Văn.

    Anh (chị) hãy bác bỏ một trong hai quan niệm đó, rồi đề xuất một vài kinh nghiệm học Ngữ Văn tốt nhất.

    Lời giải chi tiết:

    Triển khai viết đoạn văn theo bố cục dưới đây:

    - Nêu ý kiến cần bác bỏ.

    - Phân tích nguyên nhân (cả hai quan niệm trên đều bắt nguồn từ những suy nghĩ phiến diện, từ thái độ học tập, ý thức, động cơ,...,...)

    - Chỉ ra những tác hại của những nhận thức sai lệch đó (ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, tới sự rèn luyện phẩm chất đạo đức của thanh niên, học sinh,...).

    - Đề xuất một vài suy nghĩ và hành động đúng đắn về vấn đề bàn luận.

    - Bài viết (đoạn văn) cần viết sao cho luận cứ sáng sủa, rành mạch, sắp xếp hợp lí, dẫn chứng khoa học và chặt chẽ.


    Câu 3 (trang 32 SGK Ngữ văn 11 tập 2)

    Có quan niệm cho rằng: "Thanh niên, học sinh thời nay phải biết ăn diện, nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường,... thế mới là cách sống "sành điệu" của tuổi trẻ thời hội nhập".

    Anh (chị) hãy lập dàn ý và viết bài nghị luận bác bỏ quan niệm trên.

    Lời giải chi tiết:

    Tham khảo bài viết dưới đây.

    "Gần đây có nhiều bạn đua đòi theo những lối ăn chơi không lành mạnh. Những bộ mốt dị thường được các cô cậu choai choai diện đến trường hay đi chơi đâu đó. Cách ăn mặc kiểu ấy không phù hợp với lứa tuổi học sinh, với truyền thống văn hóa của dân tộc cũng như với hoàn cảnh của gia đình. Thiết nghĩ đây là một vấn đề chúng ta rất cần cảnh báo.

    Ngày nay các cô cậu học trò và thậm chí cá một bộ phận không nhỏ người dân ta cứ đua nhau mà chạy theo hai từ "sành điệu". Họ cứ nghĩ sành điệu là phải khác người. Cái áo phải quái dị hơn người, phải ngắn hơn người một tí, cái quần phải rộng thùng thình hay những lọn tóc phải vừa xanh vừa đỏ lại hoe vàng, thế mới là "sành điệu" (?). Thực ra những người như thế chẳng hiểu gì. Ngay từ nơi phát nguồn của nó (phương Tây) từ sành điệu nghĩa là chỉ những người hiểu biết cách ăn mặc phù hợp và tinh tế. Vậy phải chăng chỉ vì một thuật ngữ mà chúng ta đang bị mất đi thuần phong mĩ tục trong ăn mặc.

    Thực tế không phải thế! Các cô cậu trút bỏ chiếc áo sơ mi trắng để mặc vào chiếc áo phông không cổ nghênh ngang đến trường với những hình thù quái dị không đứng đắn thực ra là để ra oai với bạn bè. Đó là kết quả của việc gia đình giáo dục không đúng.

    Bàn đi rồi bàn lại! Vậy chẳng có lẽ dân tộc mình không có một cách ăn mặc nào sành điệu (hiểu theo đúng nghĩa) hay sao! Tôi vội nhớ lại loáng thoáng trong lớp học có mấy lần một bạn nữ nào lên tiếng: "Các thầy cô lúc nào cũng nhắc về ăn mặc, chẳng nhẽ tụi mình lại vận áo dài hay áo the khăn xếp mà đến lớp" Ôi! Cái hiểu biết của cô nữ sinh nọ mới nông cạn làm sao. Nước mình vốn giàu truyền thống, cách ăn mặc của người mình chuộng về kín đáo và lịch sự. Nếu bạn thấy cả một cơ quan, nam nhân viên ai cũng vận quần đen áo trắng bạn sẽ thấy rất rõ điều này. Hoặc ở một nhà hàng nọ, nơi ăn mặc nhiều khi tuỳ hứng vô cùng, thế mà ông chủ vẫn yêu cầu nhân viên của mình mặc đồng phục lịch sự và kín đáo để còn "làm ăn được lâu dài". Cái áo dài hay áo the khăn xếp giờ đã trở thành quốc phục. Tuy hàng ngày ta ít mặc vì bất tiện nhưng sao ta không học cách người phương Tây say sưa bình bàn về nó. Bởi những thứ thuộc về trang phục thử hỏi có cái gì vừa đẹp vừa có sức sống bền lâu trong lòng dân tộc như chiếc áo dài. Chẳng lẽ cha ông ta hàng ngàn đời nay lại không có một chút khái niệm gì về tư duy thẩm mĩ hay sao?

    Thế đấy các bạn ạ! Sự sang trọng và văn minh đâu chỉ hiểu đơn thuần là ta đang mặc cái gì, mà còn phải hiểu thêm, ta mặc nó theo cách nào. Cách mặc ấy liệu có phù hợp với lứa tuổi không, có phù hợp với đặc trưng của dân tộc hay không và có phù hợp với hoàn cảnh kinh tế gia đình mình không chứ! Không hiểu biết vể những điều này, chúng ta không bao giờ văn minh được, càng không thể nào vươn tới một cách ăn mặc vừa đẹp vừa lịch sự, lại vừa văn hóa nữa".

    Hình minh họa
    Hình minh họa




xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |