Bài soạn tham khảo số 2
Câu 1 (trang 157 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bài 1: Ê-đô là đất khách. Vậy mà, trong giây phút chia xa, Ê-đô trở nên thân thiết, gần gũi, sâu nặng như chính quê hương mình.
Bài 2: Bài thơ là sự hoài cảm qua tiếng kêu của chim đỗ quyên. Tiếng kêu nghe khắc khoải gợi lại kỉ niệm một thời trẻ tuổi. Đó là tiếng lòng da diết xen lẫn buồn, vui mơ hồ về một thời xa xăm
Câu 2 (trang 157 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Bài 3: Hình ảnh “làn sương thu” mơ hồ: là giọt lệ như sương, hay mái tóc bạc của mẹ như sương, hay cuộc đời như giọt sương: ngắn ngủi, vô thường.
=>Tình mẫu tử xúc động, thiêng liêng.
Bài 4 :
- Nghe tiếng Vượn hú, Ba - sô liên tưởng đến tiếng khóc của trẻ bị bỏ rơi trong rừng.
- Tiếng Vượn là thật hay tiếng trẻ em khóc là thật.
- Trong gió mùa thu, hay tiếng gió mùa thu đang than khóc cho nỗi đau buồn của con người=> Hình ảnh trong thơ thật mơ hồ, mờ ảo.
Câu 3 (trang 157 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Bài thơ thể hiện lòng từ bi, nhân ái với những sinh vật bé nhỏ tội nghiệp cũng là lòng yêu thương đối với những người nghèo khổ của tác giả.
Câu 4 (trang 157sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Cảnh tượng: Cánh hoa đào làm mặt hồ gợn sóng -> đẹp giản dị mà nên thơ.
- Triết lí sâu sắc: Sự tương giao của các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ (trời, hoa, nước) =>Triết lí của Thiền Tông.
Câu 5 (trang 157 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
Khát vọng sống ngay lúc đang bệnh, sống để tiếp tục cuộc du hành lang thang, phiêu bồng, lãng du => tinh thần lạc quan.
Câu 6 (trang 157 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):
- Quý ngữ trong các bài thơ:
+ Bài 6: Hoa đào (chỉ mùa xuân)
+ Bài 7: Tiếng ve (chỉ mùa hè)
+ Bài 8: Cánh đồng hoang vu (chỉ mùa đông).
- Cảm thức thẩm mĩ:
+ Hình ảnh thiên nhiên nhỏ bé, bình dị, tầm thường.
+ Đơn sơ, vắng lặng: cánh hoa đào mỏng manh rơi làm mặt hồ gợn sóng
+ U huyền: âm thanh của tiếng ve ngân tưởng như thấm sâu vào đá, một linh hồn sắp lìa khỏi thế gian vẫn muốn tiếp tục lang thang trên cánh đồng hoang vu, bất tận.
=> Hòa nhập với thiên nhiên để tìm vẻ đẹp thuần khiết, nhẹ nhàng của nó và giải thoát tâm linh mình
=> Đậm chất thiền