Bài soạn tham khảo số 1

I. Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu

Câu 1 (trang 129 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Sự phối hợp nhịp ngắn với nhịp dài:

+ Một dân tộc - gan góc - chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm: nhịp 3/3/11

+ Dân tộc đó - phải được tự do; Dân tộc đó - phải được tự do: ngắt 3/ 4

- Sự thay đổi thanh bằng, thanh trắc cuối mỗi nhịp:

+ tộc (T), góc (T) hai bộ phận câu này đều giống nhau, cân xứng với nhau

+ đó (T), do (B); đó (T), lập (T)

Tính chất mở hay đóng của âm tiết kết thúc mỗi nhịp:

+ tộc, góc (đóng); nay (mở)

+ đó (đóng); do (mở)

+ đó (đóng); lập (mở)


Câu 2 (trang 129 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Để tạo ra sự hùng hồn, thiêng liêng trong lời kêu gọi cứu nước, đoạn văn sử dụng:

- Phép điệp, phối hợp với phép đối. Không chỉ điệp (lặp) từ ngữ mà lặp cả kết cấu ngữ pháp và nhịp điệu.

Ở câu đầu được lặp lại 4/2/4/2, tạo ra sự đối xứng về từ ngữ, nhịp điệu, kết cấu ngữ pháp

Nhịp 3/2, 3/2 Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm…

- Câu văn xuôi nhưng có vần ở một vị trí (bà và già, súng và súng)

- Sự phối hợp giữa những nhịp ngắn (đầu câu 1,2,3) với những dịp dàn trải (vế cuối câu 1,4) tạo nên âm hưởng khi khoan thai, dồn dập mạnh mẽ phù hợp với lời kêu gọi


Câu 3 (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Nhịp điệu lời văn khi nhanh, chậm thể hiện sự hào hứng, niềm vui, tự hào của tác giả đối với hình ảnh cây tre

- Nhịp ngắn, dứt khoát, mạnh mẽ

- Nhân hóa về từ vựng và việc sử dụng nhiều động từ chỉ hoạt động (chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ)

- Hai câu cuối lặp từ ngữ, lặp kết cấu ngữ pháp, ngắn gọn, không dùng động từ, ngắt nhịp sau từ “tre” tạo điểm nhấn như lời ngợi ca công trạng của cây tre


II. Điệp âm, điệp vần, điệp thanh

Câu 1 (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1):

a, Lặp phụ âm đầu (l) trong 4 tiếng: lửa lựu lập lòe thể hiện trạng thái ẩn hiện trong không gian rộng của hoa lựu

b, Có sự hợp âm của các từ làn- lóng lánh- loe tạo ra sự lan tỏa, ánh sáng của ánh trăng trên bề mặt ao


Câu 2 (trang 130 sgk ngữ văn 12 tập 1):

- Trong đoạn thơ Tố Hữu, vần ang lặp tới 7 lần (bàng, đàng, giang, mang, đang, ngang, sang)

- Vần ang là vần mở rộng tạo nên cảm giác mở rộng, lan ra không gian mênh mông, thích hợp không khí mùa xuân đang về với mọi người.

Cảm xúc được gợi thông qua phép điệp vần


Câu 3 (trang 131 sgk ngữ văn 12 tập 1):

Đoạn thơ gợi ra khung cảnh vùng rừng núi hiểm trở, khúc khuỷu trên đường hành quân vất vả, gian lao của những người lính

- Nhịp điệu 4-3 ở ba câu thơ đầu

- Sự phối hợp các thanh T và B ở ba câu thơ đầu, câu thơ đầu thiên về vần T, câu 4 toàn vần B

→ Gợi không gian hiểm trở làm nổi bật hình ảnh những người lính Tây Tiến dũng mãnh, quả cảm

- Cuối khổ thơ toàn vần B gợi tả không khí thoáng đãng, rộng lớn trải trước mặt khi vượt qua con đường gian lao

- Các từ láy gợi hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút.

- Sử dụng phép đối từ: Dốc lên khúc khuỷu/ dốc thăm thẳm; ngàn thước lên cao/ ngàn thước xuống

Phép lặp từ ngữ: dốc, ngàn thước

Phép nhân hóa: súng ngửi trời

→ Khung cảnh núi rừng hiểm trở, tính khốc liệt của cuộc hành quân

Hình minh họa
Hình minh họa

xoivotv | 90phut | mitom tv1 | xem lại bóng đá | banthang | Xoilac tv | xem lại bóng đá | thevang tv | bong da truc tiep | bongdatructuyen | xemlai |